Gạch xây sử dụng gạch không nung bloc bê tong
- Sử dụng tường 200mm gạch cho phần kết cấu bao che bên ngoài kết hợp với hệ khung chịu lực BTCT tạo thành lớp vỏ bảo vệ. Ngoài ra tường 200mm gạch còn sử dụng để ngăn chia không gian bên trong (theo chỉ định trên bản vẽ thiết kế).
- Sử dụng tường 100mm, 200mm gạch bloc chủ yếu để xây ngăn chia các phòng chức năng chính có tính chất cố định và một số vị trí theo chỉ định trên bản vẽ thiết kế.
- Sử dụng tường gạch block đặc 100mm, 200mm cho các vị trí có các yêu cầu về kỹ thuật đặc biệt được đề xuất trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công như tường lan can khu vực sân vườn, chân tường các khu vực có tiếp xúc thường xuyên với nước, bậc cấp lối vào sảnh chính, bồn hoa, hồ nước tước sảnh , bậc thang …
- Các tiêu chuẩn áp dụng:
Việc thi công và nghiệm thu vật liệu, khối xây sẽ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam sau đây:
- TCVN 4085:85 :Kết cấu gạch đá – thủ tục thi công và bàn giao
- TCVN 6477:2011 :Gạch bê tong
- TCVN 246-86 :Gạch – các thử nghiệm cường độ chịu nén
- TCVN 4314:2003 : Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 3121-1:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất
- TCVN 3121-10:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 10: Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn
- TCVN 3121-11:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn
- TCVN 3121-12:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền
- TCVN 3121-17:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 17: Xác định hàm lượng ion clo hoà tan trong nước
- TCVN 3121-18:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 18: Xác định độ hút nước mẫu vữa đã đóng rắn
- TCVN 3121-2:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- TCVN 3121-3:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phương pháp bàn dằn)
- TCVN 3121-6:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định khối lượng thể tích vữa tươi
- TCVN 3121-8:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động của vữa tươi
- TCVN 3121-9:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi
- TCVN 4459-1987 : Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng
- Phạm vi công việc:
Qui định phạm vi các hạng mục đi kèm, vật liệu phụ, máy thi công, trang thiết bị, công cụ và nhân công cần thiết khi hoàn thiện công trình. Phần qui cách này bao gồm:
Xây các tường gạch có bề dày 100mm, 200mm và các khối xây khác theo yêu cầu kiến trúc đã được thể hiện trên các bản vẽ, bao gồm cả việc xử lý các mối nối liên kết giữa tường xây với tường xây, tường xây với khung bê tông cốt thép, khung cửa gỗ.
- Yêu cầu về vật liệu:
- Gạch không nung bloc bê tông
- Yêu cầu về kỹ thuật:
Sử dụng gạch mác M75 cho toàn bộ các khối xây đáp ứng các chỉ tiêu cơ lý theo bảng sau:
Đơn vị tính Mpa (105 N/m2)
Mác gạch | Nén | Uốn | ||
Trung bình cho 5 mẫu thử | Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử | Trung bình cho 5 mẫu thử | Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử | |
M75 | 7.5 (75) | 5 (50) | 1.4 (14) | 0.7 (7) |
Mác gạch theo cường độ chịu nén xác định theo TCVN 6355-1:1998 và cường độ chịu uốn xác định theo TCVN 6355-2:1998.
Độ hút nước: WH < 16% xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6355-3:1998.
- Xi măng Poóclăng (Theo TCVN 2682:2009):
- Yêu cầu kỹ thuật:
Mác xi măng phải tương ứng với mác bê tông và mác vữa theo hồ sơ thiết kế.
Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóclăng quy định theo bảng sau:
STT | TÊN VẬT LIỆU | CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG | ||
TCVN 2682:2009 | ||||
XI MĂNG POÓCLĂNG | PC30 | PC40 | PC50 | |
1 | Cường độ chịu nén, N/mm2 (Mpa), không nhỏ hơn: – 3 ngày ± 45 phút – 28 ngày ± 8 giờ | 16 30 | 21 40 | 25 50 |
2 | Thời gian đông kết, phút – Bắt đầu, không nhỏ hơn – Kết thúc, không lớn hơn | 45 375 | ||
3 | Độ nghiền mịn, xác định theo: – Phần còn lại trên sàn 0.09mm, % không lớn hơn – Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn | 10 2800 | ||
4 | Độ ổn định thể tích xác định theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn | 10 | ||
5 | Hàm lượng anhydric sunfuric (SO3), %, không lớn hơn | 3.5 | ||
6 | Hàm lượng magie oxit (MgO), % không lớn hơn | 5.0 | ||
7 | Hàm lượng mất khi nung (MKN), % không lớn hơn | 5.0 | ||
8 | Hàm lượng cặn không tan (CKT), % không lớn hơn | 1.5 | ||
9 | Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2Oqđ)2, %, không lớn hơn | 0,6 |
Các chỉ tiêu chất lượng trên được lấy mẫu và xác định theo các tiêu chuẩn sau:
- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử xi măng theo TCVN 4787-2001.
- Độ chịu nén xác định theo TCVN 6016:1995 (ISO 679:1989).
- Thời gian đông kết, độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017:1995 (ISO 9597:1989).
- Độ nghiền mịn xác định theo TCVN 4030:2003.
- Các thành phần hóa học (SO3, MgO, MKN, CKT) xác định theo TCVN 141:2008.
- Cát: Cát xây tô, Cát bê tông (Theo Tiêu chuẩn TCVN 1770:1986)
Cát loại cát dùng cho vữa xây, trát phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN 1770:1986, cụ thể:
Cát dùng cho vữa xây, tô (mác lớn hơn hoặc bằng 75) phải đạt theo yêu cầu của bảng sau:
Tên các chỉ tiêu | Mức yêu cầu |
1. Độ lớn không nhỏ hơn 2. Sét, á mô đun sét, các tạp chất ở dạng cục 3. Lượng hạt lớn hơn 5mm 4. Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3, không nhỏ hơn 5. Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit tính ra SO3 tính bằng % khối lượng cát không lớn hơn 6. Hàm lượng bùn, bụi sét, tính bằng % khối lượng hạt cát không lớn hơn 7. Lượng hạt nhỏ hơn 0.14mm, tính bằng % khối lượng hạt cát, không lớn hơn 8. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so màu, màu của dung dịch trên cát không sẫm hơn | 1.5mm. Không. Không. 1250 1
3
20
Mẫu chuẩn
|
Nước:
Nếu dùng để trộn vữa phải là nước sạch đạt các chỉ tiêu lý, hóa theo TCVN 4506-1987. Nhà thầu phải có kế hoạch cung ứng và trữ nước trên công trường để trộn và bảo dưỡng vữa xây, tô.
Sử dụng vữa:
Tất cả các loại vữa dùng cho hạng mục xây gạch đều phải là vữa xi măng-cát. Việc sử dụng vôi trong vữa xây gạch không được áp dụng cho công trình này.
Xi măng và cát sẽ được trộn theo tỉ lệ sao cho vữa đạt được cường độ nén mác 75 cho tất cả các hạng mục xây gạch (7.5Mpa).
Vữa sử dụng phải đạt mác thiết kế và phải thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 4459-1987 và các đều từ 2.20-2.33 của TCVN 4085-1985, bao gồm các yêu cầu về cách trộn, bảo vệ, sử dụng và thử nghiệm.
Độ sụt của vữa xây gạch phải phù hợp với mác vữa và thời gian từ lúc trộn đến lúc sử dụng, nhưng phải nằm trong khoảng từ 90-130mm.
Tỉ lệ vật liệu sẽ được tính theo thể tích và đo lường bằng các hộp cân đong chính xác được làm đúng cách và phải tuân theo yêu cầu trong TCVN 4314:2003 – Qui cách kỹ thuật vữa.
Các yêu cầu về hỗn hợp vữa và kiểm nghiệm:
Các mẫu thử sẽ được kiểm tra độ nén lúc 3, 7, 14, 21 và 28 ngày để hình thành đường cong (đồ thị) thiết kế cho hỗn hợp vữa. Các thử nghiệm phải được tiến hành bởi một phòng thí nghiệm được ủy quyền và tuân theo TCVN 3121-1:2003, TCVN 3121-2:2003, TCVN 3121-3:2003, TCVN 3121-6:2003, TCVN 3121-8:2003, TCVN 3121-9:2003, TCVN 3121-10:2003, TCVN 3121-11:2003, TCVN 3121-17:2003, TCVN 3121-18:2003,
Toàn bộ các thợ xây gạch đều phải là thợ có tay nghề và kinh nghiệm đáp ứng được với các yêu cầu cụ thể của từng công việc. Các thợ phụ chuẩn bị giàn giáo và trộn vữa không được phép làm công việc của thợ chuyên môn.
Trước khi bắt đầu bất kỳ hạng mục xây gạch nào, cả phần mẫu lẫn các phần khác, nhà thầu phải xác nhận rằng đơn vị giám sát đã duyệt các hạng mục bê tông cốt thép kết cấu, được xem như đã phù hợp để bàn giao cho bước xây gạch. Bất kỳ hạng mục xây gạch nào tiến hành trước khi đơn vị giám sát duyệt các phần bê tông kết cấu sẽ được sử lý
Khối xây phải đảm bảo những nguyên tắc kỹ thuật sau: Ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, thành một khối đặc chắc.
Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. Chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm, chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất là 50mm.
Gạch phải được làm ướt đều trước khi xây. Nếu hàng gạch vừa xây sau cùng đã khô hẳn, cần phải được phun ướt lại trước khi đặt viên gạch xây lên.
Tường sẽ được xây đều dần lên theo các hàng gạch ngang, sao cho luôn đảm bảo không có phần nào được phép cao hơn phần khác hơn 500mm vào bất kỳ thời điểm nào. Tường gạch cánh đơn (80mm) sẽ được xây theo hướng đặt viên gạch dọc. Tường gạch cánh đôi (200mm) sẽ được xây theo hướng đặt viên gạch dọc, xây năm hàng gạch 4 lỗ và một hàng gạch đinh theo từng cấp chiều cao mỗi 500mm.
Các chỗ gặp nhau (nối) của các tường gạch, gồm nối chữ “L” và chữ “T” phải được liên kết chặt với nhau bằng cách xây gối đầu gạch giữa các hàng gạch, hoặc bằng cách đặt tấm kim loại gia cố tại chỗ nối. Các tường gạch bao bọc các khu vực ẩm ướt sẽ được xây bằng gạch đinh lên ít nhất 300mm tính từ sàn.
Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa, nắng và phải tưới nước bảo dưỡng thường xuyên.
Liên kết giữa tường xây với cột BTCT được thông qua lớp thép râu (đường kính 6mm đặt cách khoảng 500mm) chờ sẵn trong cột. Đối với tường có bề dày từ 200mm trở lên bắt buộc phải sử dụng thép râu tại vị trí liên kết với cột. Trước khi xây, tường phải được làm ẩm, vệ sinh sạch sẽ và trát lớp hồ dầu để liên kết bề mặt tiếp xúc giữa tường gạch xây với cột BTCT. Đặc biệt phần thép râu liên kết với tường phải thường xuyên được kiểm tra về số lượng, khoảng cách theo yêu cầu nêu trên.
Trường hợp các mặt cột không có thép râu chờ sẵn hoặc số lượng, khoảng cách không đảm bảo theo yêu cầu thì phải thực hiện khoan cấy bổ sung bằng hóa chất chuyên dùng (được duyệt) theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi có sụn nghi ngờ về chất lượng hóa chất sử dụng, Nhà thầu có trách nhiệm phải chứng minh chất lượng sản phẩm đã sử dụng thông qua các thí nghiệm tại hiện trường.
Liên kết giữa tường xây với dầm, sàn BTCT:
Khi thi công các tường gạch xây trên toàn bộ chiều cao sàn, lớp gạch xây trên cùng (tiếp cận với mặt dưới của dầm, sàn bê tông cốt thép tầng trên) phải được nêm chặt vào mặt dưới của dầm, sàn với một góc nghiêng tối thiểu 60o so với mặt phẳng ngang. Mặt bê tông tiếp xúc được trát một lớp hồ dầu trước khi chèn đầy gạch và vữa xây.
Các tường đứng tự do:
Đối với các tường đứng tự do (đỉnh tường không gắn dính vào các bộ phận cấu trúc khác), đầu (đỉnh) tường phải bố trí một đà giằng tường dọc theo toàn bộ chiều dài của tường. Đà giằng này được đổ ngay tại chỗ (bê tông mác 200), cao 100mm x rộng bằng chiều rộng của tường, được gia cường bằng 2 thanh thép đường kính 8mm.
Lanh tô (dầm đỡ):
Trừ khi được qui định chi tiết khác đi trong bản vẽ, toàn bộ các khoảng trống trên tường gạch sẽ được đỡ bằng các lanh tô bê tông cốt thép, trong phạm vi của công tác xây gạch. Lanh tô có thể đã được đúc trước hoặc đúc tại chỗ. Việc thi công các đà lanh tô phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật về bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn hiện hành.
Chiều dài toàn bộ của lanh tô sẽ phải dài hơn chỗ ô trống trên tường 600mm (tức mỗi bên 300mm của ô trống).
- Liên kết giữa tường xây với khung cửa:
Tại vị trí có lắp cửa ra vào, cửa sổ, phần tường xây sẽ được liên kết với khung cửa thông qua móc neo được lắp sẵn trên khung bao. Mỗi cạnh của khung phải có ít nhất 3 vị trí neo vào khối xây. Các khung bao cửa có thể được lắp dựng hoặc sau khi xây gạch nhưng phải đảm bảo điều kiện đầy vữa tại vị trí các chỗ liên kết.
- Hàng gạch chống ẩm:
Hàng gạch chống ẩm sẽ được xây ở tất cả các tường nằm trong khu vực tiếp xúc thường xuyên với nước (chủ yếu khu vực vệ sinh) bằng gạch đinh với chiều cao xây là 300mm tính từ mặt phẳng thường xuyên tiếp xúc nước.
Tô trát cho tất cả bề mặt bên trong và bên ngoài(tường xây gạch); bề mặt bên ngoài của vách, cột, trần BTCT
Tô trát cho các bề mặt có vật liệu ốp hoàn thiện (như ốp đá,nhôm, gỗ và các vật liệu hoàn thiện khác). Việc tô trát nhằm tạo mặt phẳng và chống thấm cho các tường bao che bên ngoài trước khi ốp vật liệu hoàn thiện.
Tất cả vật tư và qui trình dùng cho hạng mục tô trát sẽ phải tuân thủ thao các tiêu chuẩn sau đây:
- TCVN 4314:2003: Vữa-Các quy cách kỹ thuật.
- TCVN 3121-1:2003, TCVN 3121-2:2003, TCVN 3121-3:2003, TCVN 3121-6:2003, TCVN 3121-8:2003, TCVN 3121-9:2003, TCVN 3121-10:2003, TCVN 3121-11:2003, TCVN 3121-17:2003, TCVN 3121-18:2003,
- TCVN 5674-1992: Các hạng mục hoàn thiện trong xây dựng
- TCVN 4085-1985. Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu
Yêu cầu về vật liệu: xi măng, cát, nước, vữa…lấy theo yêu cầu vật liệu đã nêu ở công tác xây.
Lấy mẫu và kiểm nghiệm:
- Việc lấy mẫu và kiểm nghiệm vật tư nguyên liệu sẽ được tiến hành định kỳ theo các thủ tục được nêu trong quy chuẩn TCVN 4314-1986 và TCVN 3121:2003 và được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
- Bất kỳ lúc nào đang thi công, nếu vữa tô hoặc các thành phần vật tư của vữa có dấu hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn và quy cách, đơn vị giám sát có thể yêu cầu nhà thầu tiến hành các kiểm nghiệm bổ sung để xác định chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.Khi các kiểm nghiệm hoặc tái kiểm nghiệm như trên vẫn không đáp ứng được quy cách , thì phần công tác, hạng mục đó sẽ bị xem như không đáp ứng theo yêu cầu.
- Biện pháp thi công:
Toàn bộ các thợ tô trát đều phải là thợ có tay nghề và kinh nghiệm đáp ứng được với yêu cầu cụ thể của từng công việc.Các thợ phụ chuẩn bị giàn giáo và trộn vữa không được phép làm công việc của thợ chuyên môn.
Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám các vết dầu mỡ và tưới ẩm. Những khiếm khuyết trên bề mặt bê tông (lồi, lõm, rỗ mặt, không đặc chắc…) cần phải được xử lý khắc phục bằng vữa xi măng kết hợp với hóa chất chuyên dùng hoặc đục tẩy cho phẳng trước khi tiến hành công tác trát.
Nếu bề mặt kết cấu không đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính như bề mặt bê tông đúc trong ván khuôn thép, mặt kim loại… Trước khi trát phải gia công tạo nhám bề mặt. Có thể làm nhám bề mặt bằng cách cào hoặc đục lên bề mặt bằng các búa lược hoặc dùng búa và đục. Việc cào đục này phải được tiến hành trên toàn bộ bề mặt tạo nên một lớp sần nhám để trát vữa lên. Một lựa chọn khác là có thể làm nhám bề mặt bằng cách phủ một lớp vảy nhám lên trên bề mặt như qui định trong TCVN 5674-1992. Chất vảy nhám này được làm từ một hỗn hợp hồ xi măng đặc sệt gồm xi măng và cát thô được trộn theo tỉ lệ 1:2 và phủ lên bề mặt bằng cách trát nhẹ bằng bay hoặc sử dụng một bình phun nhỏ. Lớp phủ vảy nhám này không được dày quá 6mm và có thể cần phải được đắp thành nhiều lớp. Sau khi đã khô, dùng chổi quét bớt những hạt rời rạc trước khi trát vữa lên.
Ở những chỗ tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải gắn trãi một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép và trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15cm – 20cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn từ 4cm-5cm.
Chiều dày lớp vữa trát phụ thuộc vào chất lượng bề mặt trát. Các lớp trát xi măng-cát trên toàn bộ các tường và trần, cả bên trong và bên ngoài, có độ dày tối đa là 20mm, gồm hai lớp, mỗi lớp có độ dày khoảng 8-10mm. Độ dày của lớp trát ngay cả khi cần thiết phải đắp vào phần lõi ở độ trơn nhẳn của mặt trát thì độ dày của mỗi lớp trát không được ít hơn 5mm.
Lớp trát đầu tiên sẽ được trát lên mặt trát bằng tay, phẳng nhưng nhám, lớp thứ hai sẽ được trát tiếp lên lớp đầu đã khô được một nửa. Khi việc trát lớp thứ nhì bị chậm trễ, phải cào và phun ướt lớp thứ nhất trước khi trát tiếp lớp hai.
Sau khi đã trát lớp thứ hai, các góc cạnh sẽ được láng phẳng, dùng một bay gỗ để hoàn thiện lớp trát để tạo một bề mặt phẳng đều, chắc chắn.
Các lớp trát trên các cạnh dọc và cạnh ngang của các cột, dầm xà, tường, khoảng hở và các điểm tương tự, phải thẳng và có cạnh sắt. Các góc của cửa sổ và các điểm hở nhô ra ngoài khác đều phải được tô đúng vuông góc, được kiểm tra bằng một thước vuông. Các cạnh sau các khung cửa sổ và khung cửa chính phải thẳng và theo đúng đường kẻ của khung.
Khi trát các cạnh ngang bên ngoài như ngưỡng cửa chính,cửa sổ, thành ban công, đỉnh của các tường lan can, máng xối…lớp trát phải tạo một độ dốc tối thiểu là 5% để thoát nước hoặc theo yêu cầu chi tiết trong bản vẽ.
Khi bề mặt trát phủ lên một mặt nền gồm các vật liệu nền khác nhau (ví dụ như từ lớp gạch xây sang lớp bê tông) thì pahir gia cố lớp trát qua điểm tiếp giáp bằng cách dùng một tấm lưới kim loại để nối. Tấm lưới có chiều rộng 300mm, được đặt cân bằng giữa hai lớp vật liệu, và lớp trát phủ sẽ phải tuân thủ theo điều 7.7 của TCVN 5674-1992.
Khi vật liệu nền đã bị bóc ra để lắp đặt đường dây dẫn điện, ống nước… và sau đó được đắp vá lại bằng vữa hồ, điểm bị đắp vá đó sẽ phải được phủ một tấm lưới rộng 300mm trước khi trát vữa.
Toàn bộ công tác ốp lát được thi công và nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 5674-1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – thi công và nghiệm thu.
- Lấy mẩu thử, phương pháp thử:
Mẫu gạch để thử được lấy theo lô. Đó là những viên gạch của cùng một loại và được sản xuất cùng một thời gian.
Kiểm tra kích thước và mức khuyết tật ngoại quan.
Số lượng mẫu để thử và các phương pháp các chỉ tiêu kỹ thuật của gạch căn cứ theo TCVN 6415-1998.
Xác định độ hút nước theo TCVN 248-1986.
Yêu cầu về kỹ thuật thi công:
Yêu cầu kỹ thuật của công tác ốp, lát gạch phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 5674-1992. Cụ thể như sau:
Công tác lát nền:
Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành công việc ở phần kết cấu bên trên và xung quanh bao gồm: Công tac trát trần hoặc đóng trần, công tác trát và ốp tường. Mặt lát thì phải phẳng và được làm sạch.
Nhà Thầu phải kiểm tra lại cao trình của bề mặt sàn, các góc vuông trên mặt bawngftheo thiết kế, ghém các mốc cao đọ chuẩn trên sàn đồng thời với việc xác định độ dốc của nền theo yêu cầu. Kết quả công tác đo kiểm này phải được sự xác nhận của đơn vị giám sát trước khi bắt đầu lát gạch sàn. Trường hợp phát hiện các sai số vượt quá mức độ cho phép theo tiêu chuẩn phải kịp thời báo cáo cho thiết kế và các bên liên quan để đề xuất biện pháp xử lý.
Vật liệu lát phải đúng chuẩn loại, quy cách, màu sắc và tạo được hoa văn theo yêu cầu của thiết kế. Các tấm gạch lát phải đồng nhất về chất lượng theo viên gạch mẫu đã chọn.
Mặt lát phải phẳng không gồ ghề, lồi lõm cục bộ. Kiểm tra bằng thước có chiều dài 2m. Khe hở giữa mặt lát và thước không quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng thiết kế. Kiểm tra độ dốc được thự hiện bằng thước nivô, đổ nước thử hoặc lăn viên bi thép có đường kính 10mm, nếu có chỗ lõm hoặc tạo vũng thì bóc lên lát lại.
Giữa viên gạch lát và sàn lát phải lót đầy vữa. Việc kiểm tra độ đặc chắc của lớp vữa liên kết sẽ được tiến hành bằng cách gõ nhẹ lên mặt lát, nếu có chổ nào bộp thì bóc lên lát lại.
Chiều dày lớp vữa xi măng lát không quá 15mm. Mạch giữa các viên gạch lấy thống nhất 3mm được khống chế chính xác bằng miếng nêm nhựa hoặc gỗ. Mạch lát sẽ được chèn đầy hồ xi măng màu nguyên chất chuyên dùng cho ron gạch với màu sắc được duyệt. Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm mạnh lên mặt lát làm bong gạch. Mạch chèn xong phải được rửa ngay cho đường mạch sắc gọn, đồng thời lau sạch mặt lát không để xi măng bám dính.
Ở những vị trí có yêu cầu chống thấm, trước khi lát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác (như mạch chèn các khe tiếp giáp giữa các cấu kiện lắp ghép, mạch chèn xung quanh hệ thống cấp nước…)
Phần tiếp giáp giữa các mạch lát, giữa mạch và chân tường, phải chèn đầy vữa xi măng.
Mặt lát phải được thi công theo đúng thiết kế về màu sắc, hoa văn, đường viền trang trí.
Khi cắt gạch theo các đường thẳng vết cắt phải đảm bảo thẳng, phẳng, không để lại mảnh vỡ, đường nứt, xước trên bề mặt hoàn thiện của gạch. Khi muốn cắt gạch theo đường tròn, có thể sử dụng cưa lỗ dùng dây tungsten có đường kính phù hợp. Các đường cắt tròn phải đảm bảo có khoảng cách tối đa 3mm quành phần lộ ra của ống nước hoặc đường ống luồn dây điện.
Công tác ốp tường:
Bề mặt tường ốp phải bảo yêu cầu phẳng, thẳng, vuông góc. Sai lệch của bề mặt tường theo phương thẳng đứng không vượt quá giá trị cho phép quy định đối với kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá. Nếu mặt ốp có chổ gồ ghề trên và nghiêng lệch so với phương thẳng đứng vượt quá sai số cho phép thì phải tiến hành sửa chữa bằng vữa xi măng.
Mặt tường trát, mặt bê tông trước khi ốp phải được đánh sần sùi.
Phải hoàn tất các công tác khác có ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt ốp.
Gạch ốp phải đúng chủng loại, quy cách, màu sắc và tạo được hoa văn theo yêu cầu của thiết kế. Các tấm gạch lát phải đồng nhất về chất lượng theo mẫu đã chọn và phải được rửa sạch trước khi ốp.
Vữa ốp phải dùng cát sạch và xi măng Pooclăng mác không nhỏ hơn 300, mác vữa phải đúng theo yêu cầu của thiết kế. Chiều dày lớp vữa lót từ 6mm đến 10mm, chiều dầy mạch ốp lấy thống nhất là 2mm được khống chế chính xác bằng miếng nêm nhựa hoặc gỗ. Mạch ốp sẽ được chèn đầy hố xi măng màu nguyên chất chuyên dùng cho ron gạch với màu sắc được duyệt. Vữa xi măng đã nhào trộn cần sử dụng ngay trong vòng 1 giờ. Tuyệt đối không được sử dụng vữa đã có hiện tượng đông kết vào thi công. Độ sụt của vữa sử dụng cho công tác ốp phải đạt từ 5cm-6cm.
Khi tiến hành ốp các cạnh tường, viên gạch bố trí ở góc phải được vạt mép để đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
Độ phẳng của mặt ốp hoàn thiện không được sai lệch quá các trị số quy định ở bảng 4 tiêu chuẩn TCVN 5674 : 1992.
Ngay sau khi kết thúc công tác ốp, ngoài việc làm sạch bề mặt công trình cần tiến hành công tác đánh bóng bề mặt gạch.
Sau khi thi công xong , mặt ốp phải đạt các yêu cầu sau:
Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dạng và kích thước hình học.
Gạch ốp phải đảm bảo đúng quy cách về kích thước, màu sắc và các yêu cầu khác theo mẫu đã duyệt.
Các mạch vữa ngang và dọc phải đều, sắc nét, thẳng và đầy vữa.
Vữa đệm giữa kết cấu và tấm ốp phải đặc chắc. Khi vỗ trên mặt ốp không có tiếng bộp. Những viên bộp phải ốp lại.
Trên mặt ốp không được có vết nứt, vết ố của sơn, vữa, vết nứt ở cạnh tấm ốp không lớn hơn 1mm.
Khi kiểm tra bằng thước dài 2m đặt áp vào mặt ốp, khe hở giữa thước và mặt ốp không được quá 2mm.
Giá trị của các sai số cho phép đối với bề mặt ốp khi kiểm tra nghiệm thu công trình quy định ở bảng 4 của tiêu chuẩn TCVN 5674 : 1992.
Công tác láng nền để láng gạch:
Trước khi bắt đầu bất kỳ hạng mục láng nền nào, Nhà thầu phải kiểm tra cao độ, độ phẳng của mặt láng (bê tông, bê tông cốt thép). Bề mặt láng phải được vệ sinh sạch sẽ các vết dầu, rêu, bụi bẩn và làm ẩm toàn bộ bằng cách dùng vòi nước tạo áp lực cao và bàn chải thép.
Để đảm bảo độ bám dính tốt giữa lớp vữa láng nền, nếu mặt nền bị khô phải tưới nước và băm nhám bề mặt.
Lớp láng nền này sử dụng vữa Mác 75 có độ sụt 5-7cm, bề dày tối đa là 3cm, được tạo dốc theo yêu cầu của thiết kế trước khi thực hiện công đoạn lát gạch. Khi độ dày của lớp láng nền lớn hơn 30mm, lớp láng phải được gia cố bằng tấm kim loại.
Lớp láng sau khi thi công xong phải được bảo dưỡng bằng cách tưới nước thường xuyên (hoặc phương án bảo dưỡng khác) trong ba ngày liên tiếp. Sai số cho phép về độ phẳng của bề mặt láng nền khi hoàn thiện là 3mm trên một thước thẳng dài 2m.
Yêu cầu thi công chống thấm (khu vệ sinh):
Chuẩn bị bề mặt sàn bê tông cần chống thấm: đảm bảo bề mặt sàn không bị đọng nước, không bị nhiểm các chất bẩn bề mặt (dầu nhờn,bụi…).
Nếu ống nhựa PVC đã được đặt trước, đục mặt trên của bê tông xung quanh ống khoảng 10×10
Nếu ống nhựa PVC chưa lắp đặt, định vị ống (mặt ngoài ống phải được đánh giấy nhám) dựng ván khuôn phía mạt dưới sàn. Phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt bê tông đã làm sạch và khô, và đổ Sikagrout 214-11 xung quanh ống trong khi lớp kết nối vẫn còn dính.
Chú ý: Đảm bảo những rảnh đục chung quanh đường ống phải nằm trên bề mặt bê tông.
Thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rảnh bao gồm cả mặt ngoài của ống nhựa, nên thi công chất chống sự kết dính lên bề mặt đáy nằm ngang của rảnh.
Bơm Sikaflex Construction (J) vào rảnh và bảo dưỡng qua đêm.
Thi công lớp lót, pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước và thi công Sikaproof Membrane bằng cọ sơn hay thiết bị phun. Mật độ thi công khoảng 0.2-0.3 kg/m2. Trong trường hợp nền hút nước, phải làm ẩm bề mặt trước, tránh để nước đọng vũng.
Để cho lớp lót kho hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo.
Thi công ít nhất 2-3 lớp Sikaproof Membrane với mật độ tiêu thụ 0.6 kg/m2. Để cho các lớp khô hoàn toàn trước khi thi công các lớp tiếp theo. Để đạt được tính năng chống thấm tuyệt hảo nên thi công 3 lớp.
Trộn vữa kết nối Sika Latex theo bảng hướng dẫn kỹ thuật và thi công lên trên lớp Sikaproof Membrane sau khoảng 2 giờ. Bề dày lớp kết nối 1-2mm.
Đo lường nước để trộn vữa chống thấm với Sika Latex (40 đến 50 lít Sika Latex chom 1m3 vữa với tỉ lệ trộn cát/xi măng là 3:1 theo trọng lượng) và thi công vữa ngay lập tức (với độ dày tối thiểu 2cm) lên trên bề mặt lớp kết nối Sika Latex còn ướt.
Yêu cầu thi công chống thấm (khu sàn mái BTCT):
Chuẩn bị bề mặt sàn bê tông cần chống thấm: đảm bảo bề mặt sàn không bị đọng nước, không bị nhiễm các chất bẩn bề mặt (dầu nhờn, bụi…).
Quét Sikaproof Membrane ( hoặc tương đương) lên bề mặt sạch với mật độ 2,1kg/m2 gồm 1 lớp lót và 3 lớp phủ, thi công theo trình tự sau:
Thi công lớp lót: thêm 25-50% nước vào Sikaproof Membrane (hoặc tương đương) (0,3kg/m2) và trộn đều. Dùng bình phun (hay cọ) phủ 1 lớp lót lên bề mặt. Để cho lớp lót này khô hoàn toàn (khoảng 4 giờ)thì thi công lớp phủ 1.
Thi công lớp phủ 1: phun Sikaproof Membrane (hoặc tương đương) với mạt độ 0,6kg/m2 lên bề mặt sạch và đã được quét lớp lót. Chờ cho khô mặt (khoảng 1 giờ) tiến hành thi công tiếp lớp phủ 2.
Thi công lớp phủ 2 và 3: tương tự lớp phủ 1 với mật độ 0,6kg/m2/ 1 lớp phủ.
Sau khi các lớp chống thấm Sikaproof Membrane (hoặc tương đương) hoàn toàn khô mặt, tiến hành cán nền tạo dốc i=1% bằng lớp vữa xi măng M75 (dầy khoảng 2cm).
Tiếp tục thi công lớp kết nối hồ dầu Sika Latex (hoặc tương đương). Vệ sinh bề mặt sàn, tưới ướt nhưng tránh đọng nước.
Cho xi măng (1kg/m2) vào hỗn hợp Sika Latex (hoặc tương đương) nước đã trộn sẳn (tỷ lệ trộn 0,25 lít Latex/ 1m2 + 0,25 lít Nước /1m2) và trộn đều cho đến khi hỗn hợp đạt độ sệt như kem thì trát đều lên bề mặt đã được làm ướt.
Tiến hành thi công lớp vữa trát chống thấm Sika Latex (hoặc tương đương) ( mật độ 50 lít/m3 vữa) ngay sau khi bề mặt hồ dầu kết nối vẫn còn ướt. Tỷ lệ trộn lớp vữa trát này là : xi măng:cát=1:3.
Điều chỉnh độ sệt bằng cách sử dụng Sika Latex (hoặc tương đương) và nước tỉ lệ = 1:3.
Sau cùng dán lớp gạch hoàn thiện bề mặt.