Mục đích của quy trình hướng dẫn này nhằm:
· Giảm tối đa tai nạn cho người lao động
· Giảm tối đa thiệt hại cho thiết bị và tài sản
· Đảm bảo môi trường lao động nơi công trường được sạch sẽ
· Cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp.
· Góp phần đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
4.5 PHẠM VI ÁP DỤNG
Tài liệu này được áp dụng cho tất cả các nhà thầu tham gia thi công trên công trường xây dựng cũng như tất cả người lao động tham gia làm việc tại dự án.
4.6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
· Tiêu chuẩn 5308 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng 1991
· Thông tư 27/2013 Bộ Lao Đông Thương Binh Và xã Hội về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
· Quy Chuẩn Việt Nam 18/2014 Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn trong xây dựng
· Hệ thống Qui trình ISO 9001 hiện hành.
· Luật lao động hiện hành.
· Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 về việc hướng dẫn thực hiện Luật lao động.
· Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an tòan lao động, vệ sinh lao động.
· Thông tư 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản thống kê, báo cáo định kì tai nạn lao động.
· Các qui định, qui phạm hiện hành về công tác an tòan – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ do nhà nước ban hành.
· Những giải pháp kĩ thuật an tòan trong xây dựng – Nguyễn Bá Dũng 338.1/XD-2002.
4.7 NỘI DUNG.
4.7 Tổng quan.
Đối với các công trình xây dựng vốn rất nhiều rủi ro, nhất là các công trình cao tầng, vấn đề an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ cần được quan tâm đúng mực về mặt tổ chức và thực hiện bởi các bên tham gia thi công, những người lao động trên công trường và những người ra vào công trường.
Việc tổ chức quản lí và thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ đòi hỏi trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu trong việc tổ chức một môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ cho người lao động. Bên cạnh đó, những người lao động và những người có mặt trên công trường cũng cần có ý thức trong việc chú ý sự an toàn và vệ sinh nơi công trường. Điều này nhằm giảm thiểu các tai nạn, các sự cố đáng tiếc liên quan đến sức khỏe và tính mạng người lao động trên công trường.
Việc đảm bảo vệ sinh nơi công trường nhằm tạo điều kiện làm việc thoải mái cho công nhân, kỹ sư làm việc trên công trường, tránh gây khó chịu, mệt mỏi, đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Công tác thực hiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ cũng đồng thời giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công của công trình.
4.7 Các yêu cầu về thực hiện an tòan, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ:
4.7 Trách nhiệm của nhà thầu.
Nhà thầu phải thực hiện các công tác về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại công trình, bao gồm:
5. Tuân thủ Luật Lao Động.
6. Biên sọan các qui định và hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ phù hợp với Luật an tòan lao động Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam, các qui phạm kĩ thuật về an toàn lao động liên quan đến thi công công trình. Kế hoạch và hướng dẫn này sẽ được trình Chủ đầu tư phê duyệt và ban hành.
7. Những vấn đề về bảo hộ lao động chủ yếu phải được nghiên cứu và trình bày trong tiến độ thi công, trên tổng mặt bằng thi công và trong các sơ đồ công nghệ hoặc bản vẽ thi công.
8. Chỉ định cán bộ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho công trường;
9. Thiết lập các qui trình liên quan về an tòan lao động dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn an toàn.
10. Lên kế họach cho công tác vệ sinh ở nơi làm việc và khu vực kho bãi.
11. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
12. Cấp quản lí và nhân viên an toàn của nhà thầu cam kết đảm bảo và chịu trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh và phòng chống cháy nổ tại công trường.
Ngòai ra trong quá trình xây dựng, các nhà thầu cần chú ý thực hiện các công việc sau để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ:
13. Phổ biến các qui tắc về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, các qui định về vệ sinh lao động tại công trường, cho công nhân và cán bộ kỹ thuật của nhà thầu làm việc tại công trường.
14. Cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.
15. Đảm bảo điều kiện làm việc an tòan của các công nhân viên trên công trường.
16. Thực hiện các biện pháp đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh môi trường và PCCN tại nơi làm việc và trong công trường.
17. Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy nơi công trường, đảm bảo luôn trong tình trạng sẵn sàng.
18. Các thiết bị, máy móc trước khi đưa vào sử dụng trên công trường phải được kiểm, kiểm định theo quy định.
19. Lập các biển báo khu vực nguy hiểm, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn tại các khu vực đó.
20. Nhà thầu phải có sơ đồ an toàn công trường: Đường đi bộ, các khu vực giao thông, khu vực kho, bãi vật tư, bãi đỗ xe… và phải đặt các biển báo, tín hiệu phù hợp với từng khu vực.
21. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện an tòan lao động, vệ sinh và phòng chống cháy nổ tại công trường và đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp ( nếu có) để đảm bảo điều kiện làm việc ATLĐ-VSMT & PCCN cho người lao động.
22. Phân tích, đánh giá và báo cáo về các tai nạn công trường nếu có.
23. Báo cáo và lưu giữ tài liệu về công tác an tòan – vệ sinh lao động.
4.7 Trách nhiệm của Người lao động:
Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và PCCN đối với người lao động như sau:
24. Chấp hành Luật lao động
25. Người lao động tại công trường có trách nhiệm thực hiện các nội qui công trường, các qui định và hướng dẫn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ do nhà thầu, chủ đầu tư ban hành.
26. Cần trang bị kiến thức về ATLĐ – VSMT và PCCN.
27. Yêu cầu nhà thầu trang bị thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với điều kiện làm việc tại hiện trường và người lao động phải sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động được cấp khi làm việc.
28. Người lao động chỉ làm việc khi cảm thấy điều kiện làm việc đảm bảo an toàn. Nếu có nghi ngờ về sự không an toàn của điều kiện làm việc thực tế, người lao động nên ngừng công việc, đợi sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cấp quản lí hoặc từ nhân viên an toàn.
4.7 Các hướng dẫn an toàn lao động:
4.7 Các qui tắc chung về an toàn lao động:
29. Người lao động và nhà thầu nghiêm túc thực hiện các qui phạm an tòan lao động, các hướng dẫn an tòan lao động và các qui trình làm việc.
30. Kiểm định an tòan các thiết bị máy móc.
Các thiết bị máy móc trước khi đưa vào sử dụng trên công trường phải qua kiểm tra an toàn và được kiểm định an toàn theo định kì. Đặt biệt là đối với các thiết bị điện đang họat động, tuyệt đối không sử dụng dây trần trong công trường xây dựng các tủ điện phân phối phải đạt yêu cầu theo TCVN về an toàn điện.
31. Lập các cảnh báo khu vực nguy hiểm:
Sử dụng các barrier, rào chắn, biển báo, đèn hiệu để cảnh báo các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động.
Các khu vực nguy hiểm gồm:
– Khu vực có hố sâu thông tầng.
31.1 Khu vực khác có nguy cơ ảnh hưởng đến ATLĐ trong công trường.
31.2 Khu vực đang xây lắp.
31.3 Khu vực có độ cao trên 2 m.
31.4 Khu vực có vật rắn rơi từ trên cao xuống.
31.5 Khu vực gần tủ điện, đường dây điện, thiết bị điện đang họat động.
31.6 Khu vực xe máy xây dựng, cần trục đang họat động.
31.7 Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
32. Lắp đặt thông gió cho các khu vực bụi bẩn, có chất độc hại để giảm thiểu ảnh hưởng độc hại tới người lao động.
33. Lập các qui trình làm việc an tòan trong môi trường nhiệt độ cao, mưa gió (vào mùa mưa), các khu vực làm việc trên cao hoặc thiếu oxi, và các khu vực sử dụng cần trục gần đường điện, khu vực có nhiều tiếng ồn.
4.7 Trang thiết bị bảo hộ lao động:
Trang thiết bị bảo hộ lao động sẽ do nhà thầu trang bị cho những người làm việc trên công trường. Trang thiết bị bảo hộ an tòan lao động phải phù hợp với công việc của mỗi người và đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn và qui định hiện hành.
Các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân dùng để:
34. Bảo vệ đầu
Tất cả các cá nhân phải đội mũ an tòan lao động trong suốt quá trình thi công trên công trường để tránh vật liệu xây dựng và các vật liệu khác rơi vào đầu.
35. Bảo vệ tay:
Những người làm việc liên quan đến các hóa chất độc hại hoặc các vật sắc nhọn bắt buộc phải đeo găng tay theo quy định.
36. Bảo vệ chân:
Những người làm việc tại công trường phải mang giày, ủng thích hợp để bảo vệ chân tránh các chất độc hại và các va chạm với các vật sắc nhọn có thể dẫn đến tai nạn.
37. Bảo vệ thính giác:
Những người làm việc liên quan đến tiếng ồn vượt quá độ ồn cho phép phải đeo các thiết bị bảo vệ thính giác.
38. Bảo vệ mắt, mặt: Khi làm việc trong môi trường có các rủi ro như:
38.1 các vật bay, các hạt bay tốc độ cao
38.2 bụi bẩn
38.3 bắn tóe của hóa chất
38.4 ánh sáng của tia bức xạ
38.5 tàn lửa hoặc tàn kim lọai
38.6 hơi độc hại,
Người lao động phải đeo các thiết bị bảo vệ mắt và mặt phù hợp.
39. Chống rơi ngã cao:
Người làm động làm việc trên cao, tại các vị trí chênh vênh, không vững phải có dây đai an tòan để tránh rơi ngã từ trên cao xuống.
4.7 Những hướng dẫn an tòan trong thi công.
4.7 Hướng dẫn an tòan về tổ chức mặt bằng công trường
40. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
40.1 Mục 2: Tổ chức mặt bằng công trường
4.7 Hướng dẫn an tòan điện
41. QCVN 1:2008/BCT – Qui chuẩn kĩ thuật Quốc gia về an tòan điện
42. TCVN 2572 – 78: Biển báo về an tòan điện
43. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
43.1 Mục 3: Lắp đặt và sử dụng điện trong thi công
43.2 Mục 22: Công tác lắp đặt thiết bị điện và mạng lưới điện
44. TCVN 2295 – 78: Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ – Yêu cầu an tòan
45. TCVN 5180 – 90: Palăng điện – Yêu cầu an tòan
46. TCVN 5556 – 1991: Thiết bị hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật
47. TCVN 4114 – 85: Thiết bị kĩ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V – Yêu cầu an tòan
4.7 Hướng dẫn an tòan đối với các dụng cụ điện cầm tay:
48. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
48.1 Mục 5: Sử dụng dụng cụ cầm tay
49. TCVN 4163 – 85: Máy điện cầm tay – Yêu cầu an tòan
50. TCVN 4115 – 85: Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000V.
4.7 Hướng dẫn an tòan công tác bốc xếp và vận chuyển:
51. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
51.1 Mục 4: Công tác bốc xếp và vận chuyển
4.7 Hướng dẫn an tòan công tác dàn giáo:
52. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
52.1 Mục 8: Dựng lắp, sử dụng và tháo dỡ các lọai giàn dáo, giá đỡ.
4.7 Hướng dẫn an tòan công tác đất:
53. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
53.1 Mục 12: Công tác đất.
4.7 Hướng dẫn an tòan công tác móng:
54. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
54.1 Mục 13: Công tác móng và hạ giếng chìm.
54.2 Mục 15: Công tác xây (15.1 xây móng)
4.7 Hướng dẫn an toàn công tác sản xuất vữa và bê tông:
55. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
55.1 Mục 14: Công tác sản xuất vữa và bê tông.
4.7 Hướng dẫn an tòan công tác xây
56. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
56.1 Mục 15: Công tác xây.
4.7 Hướng dẫn an tòan trong công tác cốp pha, cốt thép:
57. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
57.1 Mục 15: Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông
4.7 Hướng dẫn an tòan công tác lắp ghép:
58. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
58.1 Mục 17: Công tác lắp ghép
4.7 Hướng dẫn an tòan trong thi công công trình ngầm:
59. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
59.1 Mục 21: Thi công các công trình ngầm
4.7 Hướng dẫn an tòan sử dụng xe máy trong xây dựng:
60. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
60.1 Mục 6: Sử dụng xe máy xây dựng
61. TCVN 4244 – 05: Thiết bị nâng. Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kĩ thuật.
4.7 Hướng dẫn an tòan trong công tác hàn:
62. TCVN 4163 – 85: Máy điện cầm tay – Yêu cầu an tòan
63. TCVN 3146 – 86: Công tác hàn điện – Yêu cầu chung về an tòan
64. TCVN 5308 – 91: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong xây dựng
64.1 Mục 9: Công tác hàn.
65. TCVN 4245 – 96: Qui phạm kĩ thuật an tòan trong sản xuất, sử dụng ôxy, axetylen.
4.7 Công tác khẩn cứu:
Nhà thầu phải tổ chức phòng y tế sơ cấp cứu tại công trường để làm công việc sơ cứu ban đầu mỗi khi có sự cố xảy ra. Các thiết bị cấp cứu, cứu thương (bông băng, thuốc trị bệnh thông thường, cáng võng…) phải đựơc trang bị đầy đủ tại công trường.
Bất kì một sự cố hay một tai nạn xảy ra trên công trường cần phải đựơc điều tra kĩ càng để tìm ra nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục để tránh tái diễn.
Trường hợp có sự cố, tai nạn xảy ra trên công trường, cần tiến hành cấp cứu người bị nạn:
66. Trong trường hợp không có trạm y tế cố định trên công trường, nhà thầu có trách nhiệm thiết lập phòng cấp cứu tại công trường. Phòng cấp cứu có trách nhiệm xử lý các tai nạn nhẹ như đứt chân, tay… các tai nạn nặng khác như bị ngã khi leo trèo, vỡ đầu, các vết rách lớn phải do bác sỹ hay y tá chuyên ngành xử lý.
67. Nhà thầu phải bố trí các thiết bị sơ cứu cho công tác sơ cứu:
67.1 Hồi sức cấp cứu
67.2 Điều trị cháy bỏng
67.3 Băng bó vết thương.
67.4 Cầm máu…vv
68. Người đầu tiên thông báo có tai nạn xảy ra phải báo ngay cho cán bộ an toàn có trách nhiệm cao nhất.
69. Cán bộ an toàn phải xác định khu vực tai nạn nếu vẫn còn nguy hiểm, ngay lập tức phải tiến hành sơ tán toàn bộ con người và đưa người bị thương đến nơi an toàn. Cán bộ an toàn phải thông báo ngay cho ban an toàn nhà thầu về tai nạn xảy ra. Đồng thời báo với Ban Tư vấn QLDA và Chủ đầu tư để phối hợp giải quyết.
70. Nếu người bị nạn đó không thể đứng, đi lại hoặc bất tỉnh, thì không được di chuyển mà không có sự sơ cứu ban đầu. Phải có những biện pháp xử lý thích hợp dể những vết thương bên trong không trở nên xấu hơn.
71. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, cán bộ an toàn phải kiểm tra hơi thở, hoặc y tá phải tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi có sự can thiệp của bác sĩ.
72. Cán bộ an toàn phải đảm bảo mọi sự hỗ trợ về y học tại địa điểm xảy ra tai nạn để kịp thời xử lý các tình trạng nghiêm trọng.
73. Nhà thầu phải đệ trình lên đại diện của Chủ đầu tư và Ban Tư vấn QLDA một bản báo cáo sơ bộ về tai nạn xảy ra theo quy định của Nhà nước.
4.7 Hướng dẫn vệ sinh lao động:
Hướng dẫn vệ sinh lao động nơi công trường gồm hai nội dung chính là tổ chức công tác vệ sinh sinh họat cho nhân viên, công nhân trên công trường và tổ chức công tác giữ gìn vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường.
4.7 Vệ sinh sinh hoạt:
Các vấn đề cần chú ý:
74. Nhà thầu tổ chức điều kiện làm việc tại công trường đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh, sinh họat hàng ngày: điện nước, ăn uống, tắm rửa, đại tiểu tiện,…
75. Bố trí nơi vệ sinh cá nhân hợp lí, đặc biệt bố trí khu vực vệ sinh các nhân cho công nhân và nhân viên nữ. Nơi vệ sinh cá nhân bao gồm:
75.1 Nhà vệ sinh: nhà vệ sinh phải đủ đáp ứng cho số lượng nhân viên trên công trường. Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ. Khỏang cách từ nơi làm việc đến nhà vệ sinh phải hợp lí để tránh tình trạng phóng uế bừa bãi trên công trường. Chú ý bố trí nhà vệ sinh cho nhân viên nữ.
75.2 Phòng y tế: công trường lớn cần có phòng y tế. Công trường nhỏ ít người cần có một tủ thuốc.
76. Cung cấp nước sạch để tắm rửa và ăn uống, tránh tình trạng viêm n
Be the first to comment