HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ SOKKIA CX

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH 

MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ 

SOKKIA CX SERIES (VER 2.xx) 

———-***———-

Toan Dac Sokkia 1
Toan Dac Sokkia 1

PHẦN: ĐO TOẠ ĐỘ ĐIỂM CHI TIẾT 

Ghi chú

[abc]: Với abc là tên phím bấm trên máy.Xyz: Với Xyz là tên hiển thị trên màn hình.

  1. CHỌN JOB (FILE) ĐỂ ĐO: 

– Bấm [ON] Khởi động máy.

– Bấm [ESC] cho đến khi xuất hiện Màn hình Thông

tin Chính của máy (có Số hiệu máy và thông tin như

hình bên)

– Tại Màn hình Thông tin Chính, bấm [F3] DATA 

Tại Màn hình Data,

chọn JOB [ENT],

chọn JOB selection 

Toan Dan Sokkia 2
Toan Dan Sokkia 2
[ENT].– Tại dòng JOB selection, bấm [F1] LIST, chọn Job cần đo

trong danh sách (từ JOB1 đến JOB10), vd: JOB1, bấm

[ENT].– Bấm Mũi tên xuống dòng Coord search JOB (Job tham

khảo các dữ liệu điểm toạ độ), bấm [F1] LIST, chọn Job cần

tham khảo danh sách (từ JOB1 đến JOB10), vd: JOB1,

bấm [ENT].

Lưu ýChọn cùng một Job cho 2 dòng này.

– Sau khi chọn xong các Job cho 2 dòng JOB selection 

Coord search JOB, bấm [ENT] để xác nhận việc chọn Job.

1

  1. ĐỔI TÊN JOB (NẾU CẦN): 

– Tại Màn hình Thông tin Chính, bấm [F3] DATA,

chọn JOB [ENT], chọn JOB details [ENT].

Tại màn hình JOB details:

– JOB name: Thay đổi tên JOB.

Cách nhập liệu:

+ [SHIFT]: đổi chữ hoa/chữ thường/số

+ [B.S.]: xoá ký tự trước dấu nháy

+ Phím mũi tên trái – phải: di chuyển dấu nháy

+ [ENT]: xác nhận sau khi nhập xong.

– SCALE: 1.00000000 (giá trị Scale luôn là

1.00000000, không được thay đổi)

– Bấm [F4] OK để hoàn tất.

III. ĐO TOẠ ĐỘ ĐIỂM CHI TIẾT: 

– Bấm [ESC] cho đến khi xuất hiện Màn hình OBS.

– Bấm phím [FUNC] để chuyển các chức năng từ F1

đến F4 cho đến khi xuất hiện chức năng COORD.

– Bấm [F4] COORD.

  1. Cài đặt trạm máy và Định hướng

Tại màn hình Coord., chọn Occ.Orien. [ENT] để vào

cài đặt Trạm máy và Định hướng.

  1. Nhập các thông số cho Trạm máy: 

N0: Toạ độ N của trạm máy

E0: Toạ độ E của trạm máy

Z0: Toạ độ Z của trạm máy

PT: Tên trạm máy

HI: Chiều cao máy

Chỉ cần nhập 5 thông số ở trên cho Trạm máy là đủ. Sau khi nhập xong, bấm phím mũi tên lên dòng N0 để xuất hiện đầy đủ các tính năng từ F1 đến F4 như hình trên.

Nếu muốn gọi điểm đã có trong bộ nhớ máy (khi chuyển trạm máy), tham khảo Phụ lục PL1Để xem tiếp các thông số khác của Trạm máy, bấm phím mũi tên xuống (các thông số này không cần nhập): CD: Mã  ghi chú, Operator: Người đo, Date: Tháng/ngày/năm, Time: Giờ, Weath: Thời tiết (chọn Fine khi thời tiết tốt để đo), Wind: Gió (chọn Calm nếu lặng gió), Temp.: Nhiệt độ môi trường (chọn 30oC), Press.: Áp suất (chọn 760 mmHg), ppm: Hằng số  hiệu chỉnh môi trường (được tính dựa vào nhiệt độ và áp suất) 

2

  1. Định hướng: 

– Nếu điểm trạm máy và định hướng có toạ độ, tiến hành định hướng theo Toạ độ (xem Phụ lục PL2) – Nếu điểm trạm máy và định hướng giả định, tiến hành định hướng theo Góc.

Lưu ýNếu đo toạ độ giả định (điểm trạm máy và định hướng giả định) thì tại trạm máy đầu tiên,  nhập toạ độ giả định trạm máy (ở phần III.1.a) sau đó định hướng về điểm định hướng bằng Góc quy về góc 0°00’00”. Ở trạm máy thứ 2 trở đi (dời trạm máy), do lúc này các điểm đều đã có toạ độ nên phải định hướng theo phương pháp toạ độ (có thể gọi điểm trạm máy và điểm định hướng, xem Phụ lục PL1).

Định hướng theo góc: 

– Sau khi nhập các thông số trạm máy xong, bấm [F2]

BS AZ để vào chế độ định hướng theo Góc.

– Tại màn hình Backsight, dòng HA-R, nhập giá trị

góc định hướng bằng 0

(Nếu muốn nhập giá trị khác thì nhập theo format:

ddd.ppss”. Giả sử muốn góc: 45o05’30”, nhập:

45.0530)

– Ngắm chuẩn về điểm định hướng, bấm [F1] REC 

– Nhập chiều cao gương HR, tên điểm định hướng

PT, bấm [F4] OK để chấp nhận và lưu các giá trị.

Như vậy ta đã định hướng xong.

Lưu ýsau khi định hướng theo Góc xong theo các bước ở trên, ta mới chỉ lưu vào máy các dữ liệu sau: Điểm trạm máy: tên điểm, toạ độ và cao độ (đã nhập ở trên), chiều cao máy.

Điểm định hướng: tên điểm, góc định hướng, chiều cao gương.

Mà không có toạ độ và cao độ của điểm định hướng. Do đó, ta phải đo lại toạ độ chi tiết điểm  định hướng để lưu toạ độ điểm này (để có thể dời trạm máy về đây). Cách đo như đo toạ độ điểm chi tiết (phần III.2).

  1. Đo toạ độ điểm chi tiết

Sau khi định hướng xong, máy trở ra màn hình Coord. 

– Chọn Observation [ENT] để đo toạ độ điểm chi tiết

– Nhập chiều cao gương HR, tên điểm đo PT.

– Ngắm điểm đo, bấm [F3] AUTO (hoặc nút đo nhanh bên

cạnh phải của máy) để đo và lưu dữ liệu, số thứ tự điểm tự

động tăng lên.

Hoặc bấm [F4] MEAS, chỉnh sửa chiều cao gương, tên

điểm,…, và bấm [F1] REC để lưu.

3

PHỤ LỤC 

PL1. Gọi điểm đã có trong bộ nhớ máy cho trạm máy

– Tại màn hình trạm máy (hoặc điểm định hướng toạ độ),  bấm phím mũi tên đến dòng để xuất hiện chức năng LOAD như hình bên, bấm [F1] LOAD.

– Chọn dòng có tên điểm muốn dùng, bấm [ENT] để chọn. Ghi chú:

– SRCH: tìm điểm bằng cách nhập tên.

– FIRST: tìm điểm từ trên xuống

– LAST: tìm điểm từ dưới lên

– ↑↓… P: chọn lên xuống theo từng trang mỗi khi  bấm phím mũi tên.

PL2. Định hướng theo toạ độ

– Sau khi nhập các thông số trạm máy (hoặc gọi điểm ra)  xong như hình bên, bấm [F3] BS NEZ để vào chế độ định hướng theo Toạ độ.

– Tại màn hình Backsight, nhập toạ độ điểm định hướng  (hoặc gọi điểm có toạ độ trong bộ nhớ máy ra làm điểm  định hướng, như Phụ lục PL1)

– Xong bấm [F4] OK để chấp nhận điểm định hướng.

– Ngắm chuẩn điểm định hướng, bấm [F3] MEAS. – Màn hình BS Hdist check xuất hiện để kiểm tra sai số: calc HD: khoảng cách tính toán (từ dữ liệu toạ độ  trạm máy và điểm định hướng)

obs HD: khoảng cách đo thực tế

dHD: độ lệch giữa 2 giá trị trên

BỐ TRÍ ĐIỂM RA THỰC ĐỊA

Bo Tri Ra Thuc đia
Bo Tri Ra Thuc đia
[abc]: Với abc là tên phím bấm trên máy.
Xyz: Với Xyz là tên hiển thị trên màn hình.
I. CHỌN FILE (JOB) ĐỂ ĐO: Tham khảo tài liệu “Đo Toạ độ điểm Chi tiết” (I)
II. ĐỔI TÊN JOB (NẾU CẦN): Tham khảo tài liệu “Đo Toạ độ điểm Chi tiết” (II)
III. BỐ TRÍ ĐIỂM:
1. Cài đặt trạm máy và Định hướng:
a. Nhập các thông số cho Trạm máy: Tham khảo tài liệu “Đo Toạ độ điểm Chi tiết” (III.1.a)
b. Định hướng: Tham khảo tài liệu “Đo Toạ độ điểm Chi tiết” (III.1.b)
2. Bố trí điểm toạ độ:
– Bấm [ESC] cho đến khi xuất hiện Màn hình OBS.
– Bấm phím [FUNC] để chuyển các chức năng từ F1 đến
F4 cho đến khi xuất hiện chức năng S-O như hình.
– Bấm [F4] S-O.
Tại màn hình S-O, chọn Occ.Orien [ENT] để vào cài
đặt Trạm máy và Định hướng.
– Sau khi định hướng xong, máy trở ra màn hình S-O.
Chọn S-O data [ENT].
– Tại màn hình S-O Coord, nhập giá trị điểm bố trí:
Np: toạ độ N của điểm được cần bố trí
Ep: toạ độ E của điểm được cần bố trí
Zp: cao độ H của điểm được cần bố trí
HR: chiều cao gương.
Để gọi điểm, bấm [F1] LOAD (Tham khảo tài liệu “Đo
Toạ độ điểm Chi tiết”, Phụ lục PL.1)
– Bấm [F4] OK để xác nhận điểm bố trí.
2
R: Di chuyển gương sang phải
L: Di chuyển gương sang trái
Back: Di chuyển gương ra xa máy
Fwrd: Di chuyển gương lại gần máy
Cut: Di chuyển gương cao lên (bố trí cao độ)
Fill: Di chuyển gương thấp xuống (bố trí cao độ)
Bấm [F3] một lần nữa để trở lại ban đầu.
* Để xem các thông số bố trí khác, bấm [F2] DISP.
——————————————————
PHỤ LỤC
Bật Laser chỉ điểm và đèn LED dẫn hướng:
1. Bấm phím và cài đặt và bật chế độ Laser chỉ điểm/LED dẫn hướng:
– Bấm phím mũi tên xuống dòng Illum.hold, bấm phím mũi tên trái-phải để chọn
+ Laser: Laser chỉ điểm
+ Guide: LED dẫn hướng
– Chọn xong bấm [ENT] để xác nhận. Bấm [ESC] để thoát ra ngoài.
2. Bấm và giữ im phím đèn trong 2 giây để bật hoặc tắt đèn Laser chỉ điểm (hay LED dẫn hướng).
Tại màn hình Bố trí điểm S-O∆HD:
– Xoay bàn độ ngang sao cho dHA ~ 0
o
0’0”, khoá và
không di chuyển bàn độ ngang nữa.
– Điều chỉnh người đi gương vào đúng tầm ngắm, ngay
gương và ngắm gương (Để bật Laser chỉ điểm hoặc đèn
LED dẫn hướng, tham khảo Phụ Lục)
– Bấm [F4] MEAS để đo, giá trị khoảng cách ở dòng 1
“S-O∆HD” cho biết gương cần đi ra xa hay lại gần máy:
+ S-O∆HD dương (+): gương phải đi lại gần máy.
+ S-O∆HD âm (-): gương phải đi ra xa máy.
– Khi giá trị S-O∆HD ~ 0.000m, điểm đặt gương là điểm
cần bố trí.
Hoặc để trực quan, ta bấm [F3] , xuất hiện các
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

0988334641