CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO CÁC
CÔNG TÁC/HẠNG MỤC CHỦ YẾU
———-***———-
Gói thầu số 03: XÂY DỰNG CHÍNH
Dự án :
Bao gồm các đề mục :
- Tổ chức mặt bằng công trường
- Công tác chuẩn bị
- Tổ chức mặt bằng bố trí công trình tạm, thiết bị thi công, kho, bãi tập kết vật liệu, chất thải, cầu rửa xe
- Bố trí cổng ra vào, rào chắn, biển báo
- Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, liên lạc trong quá trình thi công.
- Biện pháp duy trì thi công khi mất điện, đảm bảo thiết bị thi công trên công trường vận hoạt động liên tục
- Giải pháp kỹ thuật cho công tác định vị các kết cấu công trình trong quá trình thi công
- Phương pháp trắc trong quá trình thi công công trình
- Biện pháp quan trắc biến dạng của công trình thi công
- Biện pháp thi công các hạng mục, bộ phận công trình
- Biện pháp thi công gia cố hố đào và vận chuyển đất
- Biện pháp thi công song song với quá trính ép cọc nhằm rút ngắn thời gian thi công
- Biện pháp thi công hạ mực nước ngầm, thoát nước tầng hầm
- Công tác đất và đập phá đầu cọc
- Thi công BTCT móng
- Thi công BTCT lõi, dầm sàn tầng hầm và chống thấm tầng hầm
- Thi công ket cấu phần thân (cốp pha, cây chống, dàn giáo, cung cấp bê tông, đổ bê tông cột, vách, dầm sàn)
- Thi công công tác hoàn thiện
- Thi công công tác M&E
10 Kế hoạch phối hợp với các nhà thầu khác
- Biện pháp xử lý sự cố trong thi công
- Thi công công tác hoàn thiện mặt ngoài
- Thi công công tác cấp thoát nước
- Thi công nhà bảo vệ; cổng; tường rào;
- Thi công chống mối
- Thi công sân đường
- Tổ chức mặt bằng công trường
- Công tác chuẩn bị
1.1. Công tác bàn giao mặt bằng
Ngay sau khi có quyết định giao thầu và ký kết hợp đồng thi công. Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành ngay các thủ tục để thực hiện công việc bàn giao mặt bằng với Chủ đầu tư, đồng thời sẽ bố trí lực lượng trắc đạc tiến hành đo đạc khảo sát lại chi tiết khu vực thi công công trình để nắm vững các điều kiện hiện trường phục vụ cho quá trình thi công và đánh giá hiện trạng kết cấu kiến trúc của các công trình lân cận.
1.2. Công tác thăm dò mặt bằng
Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, lập biện pháp thi công, Nhà thầu chúng tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể và chụp ảnh hiện trạng công trình. Sau khi tiếp nhận mặt bằng, Nhà thầu sẽ thực hiện công tác khảo sát kích thước, kết cấu móng của các công trình xung quanh giáp với công trình xây dựng có biện pháp thi công phù hợp công trình, đồng thời Nhà thầu chúng tôi xác lập tính khả thi của biện pháp thi công chống đỡ, đảm bảo an toàn cho công trình hiện hữu.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, ngay sau khi nhận mặt bằng, Nhà thầu chúng tôi sẽ nghiên cứu và khảo sát các công trình ngầm : đường ống, đường dây cáp điện, đường thông tin liên lạc đi qua phạm vi khu vực thi công để có giải pháp cụ thể phục vụ cho thi công được tối ưu. Nhà thầu chúng tôi sẽ có biện pháp giải phóng các công trình ngầm còn tồn tại trong mặt bằng thi công.
1.3. Công tác vệ sinh dọn dẹp mặt bằng
Cùng với các công việc trên, Nhà thầu sẽ bố trí lực lượng làm công tác dọn dẹp và vệ sinh mặt bằng thi công, làm phẳng mặt bằng để đảm bảo thuận lợi cho việc di chuyển của máy móc thiết bị thi công.
1.4. Công tác chuẩn bị thi công
Ngay sau khi hoàn thành công tác bàn giao, khảo sát mặt bằng, … Nhà thầu chúng tôi sẽ khẩn trương làm công tác chuẩn bị cho thi công như :
– Khảo sát lại mặt bằng, so sánh thiết kế, trình Chủ đầu tư nếu có sai lệch.
– Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công chi tiết cho các công việc.
– Tiến hành công tác chuẩn bị mặt bằng thi công như xây dựng tường rào, xây dựng lán trại, vệ sinh, các công trình phụ trợ phục vụ thi công, hệ thống điện, cấp thoát nước phục vụ thi công, …
1.5. Công tác xin cấp các loại giấy phép của các cơ quản lý
Để phục vụ tốt cho công tác thi công, chúng tôi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi như :
– Giấy phép mở cửa công trình.
– Giấy thuê vỉa hè thi công.
– Giấy phép của các đơn vị chức năng cho ô tô vận chuyển vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị ra vào công trình.
- Mặt bằng bố trí công trình tạm, thiết bị thi công, kho bãi tập kết vật liệu, chất thải, cầu rửa xe
2.1. Các yêu cầu cần đạt được khi thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình
Để giảm thiểu ảnh hưởng trong quá trình thi công tới hoạt động bình thường của các khu vực lân cận, đảm bảo an toàn cho các công trình hiện hữu phải có biện pháp bảo vệ để không làm ảnh hưởng đến các công trình trên và không ảnh hưởng đến môi trường khu vực, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công. Vì vậy việc thiết kế tổng mặt bằng thi công được Nhà thầu chúng tôi đặc biệt quan tâm và có biện pháp để đảm bảo được các yêu cầu như sau :
+ Không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các khu vực lân cận, đảm bảo an toàn cho các công trình hiện hữu.
+ Không ảnh hưởng và làm hư hại đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có (các hệ thống đường, ống cấp thoát nước, cấp điện, điện thoại, …)
+ Đảm bảo phân luồng thi công hợp lý và an toàn trong công trường.
+ Đảm bảo thoát hiểm cho người và phương tiện khi gặp sự cố.
2.2. Bố trí hệ thống kho tàng và công trình phụ trợ
Do công trình nằm trong khu vực dân cư đang hoạt động bình thường nên việc bố trí các kho bãi, văn phòng trong công trường có nét đặc thù riêng đó là yêu cầu cần giảm thiểu tiếng ồn một cách tối đa.
2.3.1. Văn phòng công trường
Để đảm bảo công tác kiểm tra theo dõi và giám sát trong quá trình thi công, ngoài việc bố trí Văn phòng chính tại trụ sở của Nhà thầu, chúng tôi sẽ bố trí tại hiện trường Văn phòng chỉ huy chung. Văn phòng bao gồm một phòng họp chung dùng cho lực lượng quản lý, cho các cuộc họp giao ban và điều độ trong suốt quá trình thi công của Nhà thầu cũng như Tư vấn giám sát của Chủ đầu tư, một phòng y tế công trường phục vụ cho công tác sơ cứu tại công trường khi có các tai nạn hay đau ốm đột xuất xảy ra.
Vị trí của Văn phòng công trường sẽ được Nhà thầu chúng tôi thể hiện trên bản vẽ tổng thể mặt bằng thi công.
2.3.2. Nhà Bảo vệ
Để đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho quá trình thi công tại công trường và khu vực xung quanh. Nhà thầu chúng tôi bố trí một nhà bảo vệ ngay tại cổng công trường và sẽ có bảo vệ để kiểm soát 24/24 giờ để kiểm soát hết tất cả công nhân, các phương tiện ra vào công trình cũng như toàn bộ hoạt động trong công trường trong suốt quá trình thi công.
2.3.3. Lán trại tạm
Do mặt bằng thi công nhỏ hẹp nên không thể bố trí lán trại công nhân tại công trường. Do vậy mọi hoạt động sinh hoạt của công nhân Nhà thầu chúng tôi sẽ liên hệ địa điểm gần nhất cho công nhân nghỉ lại tại đó.
2.3.4. Nhà vệ sinh
Để đảm bảo vệ sinh tại công trường, Nhà thầu chúng tôi sẽ bố trí nhà vệ sinh sử dụng cho cán bộ, công nhân trong các giai đoạn thi công. Nhà thầu chúng tôi sẽ sử dụng nhà vệ sinh di động theo mẫu của Cty vệ sinh môi trường đô thị. Đồng thời Nhà thầu chúng tôi sẽ ký hợp đồng với Cty môi trường đô thị của Thành phố để làm nhiệm vụ thu dọn vệ sinh định kỳ cho các nhà vệ sinh và thu dọn các tạo chất xây dựng, rác thải trong quá trình thi công.
Vị trí đặt nhà vệ sinh cho công nhân, Nhà thầu chúng tôi sẽ thể hiện trên mặt bằng tổng thể của công trình.
2.3.5. Hệ thống kho tàng, bãi gia công
Do hạn chế về điều kiện mặt bằng thi công, việc bố trí kho kín hay kho hở trên công trường đều dựa trên nguyên tắc các vật liệu thiết bị được tập kết đến chân công trường trước khi sử dụng tối đa là 07 ngày. Vì thế việc bố trí kho tạm tại công trường có thể thiết lập như sau :
– Bố trí kho kín chứa xi măng, cốt thép, ván khuôn và các vật liệu cần bảo quản khác. Ngoài ra Nhà thầu chúng tôi sẽ ký hợp đồng cụ thể với các nhà cung cấp hàng, trong đó có kế hoạch cung ứng vật tư chi tiết cho công trình theo từng giai đoạn, thuận tiện cho thi công, không chồng chéo nhau, các công việc không phải chờ đợi nhằm đảm bảo tiến độ chung của dự án.
– Bãi tập kết vật liệu rời : Cát, đá trên mặt bằng công trình chính (thể hiện trong các bản vẽ tổng mặt bằng thi công các giai đoạn). Gạch xây khi vận chuyển đến công trình được xếp gọn ở khu vực bãi tập kết, khi sử dụng gạch xây thì chuyển đến các vị trí cạnh hạng mục phải xây, gạch cũng phải được xếp gọn gàng để không làm ảnh hưởng tới các công tác khác đang thi công.
– Các bãi gia công được bố trí hợp lý trên mặt bằng công trường phù hợp với từng công tác thi công, từng giai đoạn thi công.
2.3.6. Bố trí hệ thống bãi chứa máy móc thiết bị
Các máy móc thiết bị, các bãi gia công phục vụ thi công được bố trí tỉ mỉ hợp lý trong các công tác thi công, tránh tình trạng chồng chéo (Nhà thầu chúng tôi sẽ thể hiện trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công).
Các máy móc thi công được huy động theo các giai đoạn thi công thể hiện trên biểu đồ cung ứng thiết bị và tiến độ huy động.
2.3.7. Bố trí thiết bị cứu hỏa
– Đánh giá hiện trạng : Do mặt bằng công trình hẹp, khả năng thoát người khi có hỏa hoạn là khó khăn, nên việc bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy của công trình là một yêu cầu rất quan trọng. Tuy nhiên có thuận lợi là công trình giáp với các tuyến phố chính tại trung tâm Thành phố nên lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp có thể vào được dễ dàng.
– Tổ chức phòng chống cháy nổ : Để đảm bảo phòng chống cháy nổ, Nhà thầu chúng tôi bố trí các bình bọt cứu hỏa theo quy định của công tác phòng cháy chữa cháy và một máy bơm cứu hỏa chạy xăng.
2.3.8. Tổ chức chiếu sáng
Xung quanh công trường Nhà thầu chúng tôi bố trí đèn pha 500W và một số đèn di động để phục vụ thi công, bảo vệ ban đêm và phục vụ ánh sáng cho việc tập kết vật tư vào ban đêm.
2.3.9. Mặt bằng tổ chức thoát hiểm khi có sự cố
– Thoát hiểm theo phương ngang tại các tầng: Nhà thầu chúng tôi sẽ bố trí trên mặt bằng các tầng thông thoáng, các vật tư thiết bị thi công được bố trí gọn gàng ngăn nắp. Đồng thời có lắp các biển chỉ dẫn lối thoát hiểm cho người và thiết bị khi có sự cố, hướng thoát hiểm dẫn ra các đường xuống theo phương đứng.
– Thoát hiểm theo phương đứng: Nhà thầu chúng tôi bố trí trên hệ thống giàn giáo thi công phía ngoài công trình, Nhà thầu chúng tôi sẽ bố trí các cầu thang sắt thoát hiểm. Các thang sẽ được bố trí các vị trí thông thoáng tại các tầng, dễ dàng cho người và phương tiện di chuyển về hướng cầu thang. Ngoài ra Nhà thầu chúng tôi còn bố trí dây thoát hiểm tại các tầng để người có thể chủ động xuống khi có sự cố.
- Tổ chức bố trí mặt bằng cổng ra vào, rào chắn, biển báo
Trong thời gian thi công các khu vực lân cận vẫn hoạt động bình thường vì vậy chúng tôi sẽ lập tường rào bằng tôn và mở cổng công trình để bảo vệ và bảo đảm quây kín khu vực thi công không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các khu vực lân cận trong thời gian thi công.
Cổng công trường để chuyển các vật liệu, thiết bị vào công trường Nhà thầu chúng tôi đặt tại đường Phổ Quang.
Đường đi lại trong công trường và mặt bằng thi công Nhà thầu chúng tôi sẽ có những chỉ dẫn cụ thể và thể hiện trên mặt bằng tổ chức thi công qua các giai đoạn.
- Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, liên lạc trong quá trình thi công
4.1. Cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho công trường Nhà thầu chúng tôi sử dụng lưới điện sẵn có trong khu vực khi đã được sự cho phép của các cơ quan chủ quản tại địa phương.
Nhà thầu chúng tôi sẽ lắp đặt công tơ điện 03 pha riêng và dẫn về công trường bằng dây cáp điện 03 pha, điều này được tiến hành ngay khi bên cung cấp điện giao cho việc đấu nối sử dụng.
Hệ thống điện trong mặt bằng công trường Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành tách làm 2 mạch chính: 1 mạch phục vụ cho thi công, mạch còn lại phục vụ cho khu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên ngoài công trường, chiếu sáng, bảo vệ.
Nhà thầu chúng tôi bố trí tủ điện tổng và các tủ điện nhánh tới các mạch điện và các vị trí trong công trình. Tất cả các mạch điện Nhà thầu chúng tôi đều bố trí thiết bị bảo vệ, đóng ngắt nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng khi có xảy ra sự cố.
Ngoài ra Nhà thầu chúng tôi còn bố trí 1 máy phát điện dự phòng 75KVA đề phòng khi mất điện sẽ không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công trong suốt quá trình thi công. Nhà thầu chúng tôi cam kết máy phát điện luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
4.2. Cấp nước
Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt Nhà thầu chúng tôi sẽ dụng nguồn nước hiện có tại khu vực khi có sự cho phép của đơn vị chủ quản. Nhà thầu chúng tôi sẽ lắp đồng hồ đo nước riêng và lắp đặt đường ống dẫn về trong công trình. Điều này được hiện ngay sau khi Bên A bàn giao mặt bằng thi công cho chúng tôi.
Đồng thời nhà thầu chúng tôi cũng sẽ tiến hành khoan thêm giếng để lấy nước phục vụ cho thi công. Giếng nước Nhà thầu chúng tôi sẽ khoan sâu, nước lấy tại giếng khoan phải được mang đi thí nghiệm để phân tích thành phần của nước, nếu không đảm bảo thì không sử dụng để trộn vữa bê tông, vữa xây trát, … mà chỉ dùng để vệ sinh công nghiệp, phòng chữa cháy và một số công việc khác không ảnh hưởng đến các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình.
Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành xây bể chứa nước dùng cho thi công trong suốt quá trình và sẽ tiến hành dự phòng khi nguồn nước bị trục trặc. Thiết bị cấp nước là các đường ống và van khóa mở bố trí liên hoàn tới các khu vực cấp nước thi công. Nhà thầu chúng tôi sẽ bố trí bơm cao áp đủ sức cấp nước tới các vị trí xa nhất của công trường.
4.3. Thoát nước
Do công trình thi công ở khu vực trung tâm Thành phố nên việc tiêu thoát nước là một vấn đề hàng đầu. Vì toàn bộ nước thải của công trường được thoát ra hệ thống thoát nước chung nên không được làm ảnh hưởng đền hệ thống thoát nước chung của khu vực, toàn bộ nước thải bề mặt và nước thải thi công xử lý bằng hố ga tạm để lắng đọng bùn đất, rác thải trước khi đổ vào hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
Khi thi công hệ thống thoát nước phục vụ thi công Nhà thầu chúng tôi sẽ thi công hố ga trong hệ thống thoát nước thi công trên mặt bằng công trường.
Nước thải của hệ thống được thu bằng hệ thống rãnh thước nước bố trí trên mặt bằng thoát nước chung, qua xử lý tại hố ga tạm có lưới chắn rác rồi bơm ra hệ thống thoát nước chung. Phần ống nước chạy qua đường giao thông trong công trường có biện pháp bảo vệ nhằm tránh giập ống và đặt biển báo tại các vị trí này. Nhà thầu chúng tôi đưa ra hai phương án:
+ Đào rãnh sâu cho ống thoát nước xuống và dùng thép U200 đậy lên trên.
+ Để ống nước trên mặt đường nhưng có thép bản được gia công vững chân, có độ dốc ở hai bên để các phương tiện qua lại dễ dàng.
4.4. Giao thông, liên lạc
Đường đi lại trong công trường sẽ tận dụng mặt bằng hiện có Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành đầm nén, gia cố nhằm tạo khả năng đi lại an toàn và thuận tiện cho các phương tiện và thiết bị thi công hoạt động. Trong quá trình sử dụng Nhà thầu chúng tôi sẽ thường xuyên chú ý đến chất lượng của đường giao thông đang sử dụng.
Hệ thống thông tin liên lạc Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành liên hệ với cơ quan Viễn thông tại địa phương để tiến hành lắp đầy đủ các thiết bị cần thiết như điện thoại, máy fax, … nhằm phục vụ tốt trong suốt quá trình thi công cả trong công trường lẫn bên ngoài.
- Biện pháp dùy trì thi công khi mất điện, đảm bảo thiết bị thi công trên công trường hoạt động liên tục
Để đảm bảo tiến độ thi công cho công trình không bị dán đoạn trong quá trình thi công khi mất điện, Nhà thầu chúng tôi đã bố trí máy phát điện tại công trình nhằm đảm bảo khi mất điện công trình vận hoạt động bình thường.
– Máy phát điện bố trí tại công trình phải được loại chọn dựa theo các tiêu chuẩn thiết kế về sử dụng công suất hoạt động của các máy móc, thiết bị tại công trường, nhằm đảm bảo trong lúc hoạt động không bị thiếu công suất.
– Máy phát điện được Nhà thầu chúng tôi đưa đến công trình là loại máy tốt, có thể hoạt động liên tục mà không bị hư hỏng giữa chừng.
– Trong lúc hoạt động sẽ có công nhân kiểm tra thường xuyên, tránh các sự cố có thể xẩy ra.
- Giải pháp kỹ thuật cho công tác định vị các kết cấu công trình trong quá trình thi công
- Phương pháp trắc trong quá trình thi công công trình
Công tác trắc đạc Nhà thầu chúng tôi áp dụng theo TCXD 309-2004 công tác trắc đạc công trình – Yêu cầu chung.
1.1. Yêu cầu chung
Do công trình nằm trong khu vực trung tâm Thành phố, điều kiện mặt bằng thi công tương đối khắt khe. Vì thế công tác định vị công trình có yêu cầu rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình thi công thực hiện theo đúng thiết kế đề ra.
Sau khi tiến hành đo đạc định vị chính xác vị trí công trình, lập các tài liệu hồ sơ cần thiết để tiến hành so sánh với thiết kế, nếu có sai lệch Nhà thầu sẽ báo cáo cụ thể bằng văn bản với Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để có cơ sở nghiệm thu lâu dài, Nhà thầu chúng tôi tiếp nhận vị trí tim cốt công trình từ Chủ đầu tư trên cơ sở bản vẽ định hình vị trí dựa trên hồ sơ hiện trạng công trình, bản đồ chỉ giới đường và qui hoạch tổng thể do Chủ đầu tư cung cấp.
1.2. Thực hiện
1.2.1. Lưới khống chế mặt bằng
Căn cứ vào bản vẽ định vị công trình và các cơ sở dữ liệu do Chủ đầu tư cung cấp, Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định các điểm gốc và được thực hiện bằng cách đo lặp lại 2 lần nhằm giảm sai số đảm bảo độ chính xác cao để lấy số liệu làm gốc, từ đó xác định hệ liên trục của công trình.
Do xunh quanh công trình đều có những vị trí để mốc chắc đạc rất thuận lợi. Để có các điểm mốc nhà thầu chúng tôi sử dụng cọc bê tông đổ tại chỗ sâu 1m, kích thước 200×200 trên đầu có gắn mốc sứ, đảm bảo sự ổn định cho các điểm mốc trong mọi điều kiện.
Từ các điểm mốc trên Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định hệ lưới trục cho công trình theo phương pháp truyền dẫn và bình sai, tại vị trí công trình giáp với các công trình hiện có, do đó các tim trục được gửi lên các công trình đã có sẵn và được gửi lên mặt đất bằng các cọc thép đóng sâu xuống đất.
Sau khi có lưới mốc mặt bằng, được bên A nghiệm thu, kiểm tra bằng văn bản thi Nhà thầu chúng tôi mới tiến hành thi công.
1.2.2. Lưới khống chế cao độ thi công
Trên cơ sở mốc chuẩn do Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế bàn giao. Nhà thầu chúng tôi tiến hành xây dựng mốc cao độ bằng cột bê tông cốt thép và được bảo vệ trong suốt quá trình thi công. Các điểm khống chế cao độ (là các điểm chuẩn) có cấu tạo mốc hình cầu được gắn ở các công trình lân cận, mốc chuẩn này phục vụ cho kiểm tra độ lún của công trình trong quá trình thi công.
1.2.3. Phương pháp định vị mặt bằng và chuyển cao độ, chuyển trục các hạng mục
Từ các mốc chuẩn định vị tất cả các trục, theo các phương của công trình vào các cọc trung gian (theo phương pháp gửi tim).
Chuyển cao độ lên cao bằng máy thủy bình và thước thép sau đó dùng máy thủy bình của Nhật để triển khai cốt thiết kế trong quá trình thi công.
Do mặt bằng thi công hẹp việc đặt trạm máy trắc đạc bên ngoài công trình để chuyển tim lên các tầng trên là khó khăn nên tại mỗi sàn, khi thi công bê tông tại mỗi sàn Nhà thầu chúng tôi để lại mỗi sàn một lỗ kích thước 150×150 và dùng ống kính chuyên dụng ngắm qua lỗ này để chuyển tim lên tầng trên.
Trong quá trình thi công, việc căn chỉnh đà giáo, cốp pha, mốc đổ bê tông dùng máy kinh vĩ và máy thủy bình nhằm rút ngắn thời gian thi công. Để xác định kích thước của các phòng, cầu thang, cửa sổ, từ cột đến phòng, khoảng cách giữa các cột, khoảng cách giữa các tường, khoảng cách giữa các sàn và dầm, dùng thước thép cuộn, thước rút, máy thủy bình và mia hoặc máy đo dài điện quang.
1.2.4. Phương pháp đo theo giai đoạn
Tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc (tim – cốt) mới được thi công. Trong quá trình đổ bê tông phải luôn luôn kiểm tra bằng máy thủy bình và máy kinh vỹ.
Trước khi thi công phần sau, phải có hoàn công lưới trục và cốt cao trình từng vị trí của phần việc trước nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục các sai số có thể và đề phòng các sai số tiếp theo trên cơ sở đó lập hoàn công cho công tác nghiệm thu bàn giao.
Các công đoạn xây tường, lát nền đều sử dụng máy trắc đạc để bật mực toàn tuyến bảo đảm độ chính xác cửa tường xây và độ phẳng toàn diện của nền dựa vào mực đứng và mực đồng mức.
Tất cả các dung sai độ chính xác cần tuân thủ các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan như : TCVN 197-1997; TCVN 4453-1995 và các quy định về chế độ dung sai.
- Biện pháp quan trắc biến dạng của công trình thi công
Tại các cột của tầng hầm công trình, Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành gắn các mốc hình cầu để kiểm tra độ lún qua mổi lần chất tải (thi công thêm tầng) và đo lún tổng thể khi hoàn thành công trình đồng thời đây cũng là các điểm để kiểm tra độ lún sau này.
Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành lập hồ sơ theo dõi lún cho công trình theo từng đợt chất tải trong quá trình thi công.
Công tác quan trắc lún của công trình được Nhà thầu chúng tôi đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình sau này. Đồng thời việc quan trắc sẽ giúp Nhà thầu chúng tôi có hướng giải quyết khi có sự cố xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng.
- Biện pháp thi công các hạng mục, bộ phận công trình
- Biện pháp thi công gia cố hố đào và vận chuyển đất
1.1. Biện pháp thi công gia cố thành hố đào
Khi thi công ở những nơi đất bị xáo trộn, mược nước ngầm cao thì phải chống vách. Để chống vách hố móng nhà thầu sử dụng cây chống gỗ và ván đặt nằm ngang và sát theo vách hố móng theo mức đào sâu dần, phía ngoài có cây chống gỗ được đóng xuống với các cây chống ngang.
Trong đất có độ ẩm tự nhiên, trừ đất tơi, có thể gia cố bằng các tấm ván nằm ngang đặt cách nhau một khoảng bằng chiều rộng ván.
Trong đất có độ ẩm cao và đất tơi, gia cố bằng các tấm ván nằm ngang, hoặc sát nhau.
Cọc đứng đóng cách nhau từ 1 đến 1,5m dọc theo hố móng. Văng chống ngang đặt cách nhau không quá 1m theo phương đứng. Văng phải được đóng cố định chắc vào cọc đứng. Trong các hố móng có chiều rộng lớn, văng chống ngang giữa 2 hố móng chịu lực yếu, có thể thay văng chống ngang bằng các cây chống xiên.
Trường hợp văng chống ngang hay chống xiên trong lòng hố, gây cản trở cho việc đào đất hoặc thi công các công việc tiếp theo, thì thay các văng chống bằng cách neo các đầu cọc giữ bằng dây hay giằng cứng neo vào cọc đứng trên bờ.
Đối với các hố có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành nhiều đợt từ trên xuống, mởi đợt cao từ 1 đến 1,2m.
Trong quá trình đào đất thủ công hay bằng máy hoặc tiến hành các công việc khác không được va chạm mạch có thể làm xê dịch vị trí hoặc hư hỏng các bộ phận chống vách.
Trong quá trình thi công phải luôn luôn theo dõi, quan sát kết cấu vách. Nếu có điều gì nghi ngờ có thể dẫn tới gãy sập thì phải ngừng thi công và có các biện pháp gia cố kịp thời.
Khi đã đào xong, hoặc sau khi đã kết thúc các công việc làm ở trong hố thì tiến hành lấp đất. Khi lấp đất vào hố thì phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo từng phần từ dưới lên theo mức lấp đất, không được dỡ ngay một lúc tất cả.
1.2. Biện pháp thi công vận chuyển đất
– Lượng đất thải ra sau khi đào móng sẽ được vận chuyển ngay ra khỏi mặt bằng công trường bằng các xe ô tô tự đổ.
– Nhà thầu chúng tôi sẽ sử dụng các loại xe có trọng tải 5T có thể ra vào dễ dàng trong công trường với mặt bằng thi công trật hẹp.
– Thi công đào đất đến đâu vận chuyển ngay ra đến đó, đất sẽ được Nhà thầu chúng tôi vận chuyển ra bằng ban đêm vì ban ngày mật độ xe, người qua lại đông và tránh ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp thi công song song với quá trình ép cọc nhằm rút ngắn thời gian thi công
Để rút ngắn tiến độ thi công và kết hợp thi công với các nhà thầu khác, nhà thầu chúng tôi kết hợp thi công song song với nhà thầu thi công ép cọc.
Trước khi tiến hành thi công cừ larsen Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định phạm vi, tim mốc tường vây. Công tác này được tiến hành chính xác bằng máy trắc đạc, trong lúc thi công kết hợp với nhà thầu thi công ép cọc để thực hiện.
- Biện pháp thi công hạ mực nước ngầm, thoát nước tầng hầm
3.1. Biện pháp thi công hạ mực nước ngầm
Trong quá trình thi công mà mực nước ngầm nằm trên code đáy tầng hầm thì Nhà thấu chúng tôi sẽ có biện pháp thi công hạ mực nước ngầm để đảm bảo thi công không bị dán đoạn.
– Nước ngầm bắt đầu được hạ khi đao đất thi công tầng hầm.
– Khi thi công tầng hầm nước ngầm được hạ đến cao độ thấp hơn cốt đào đất.
– Quan trắc mực nước ngầm được tiến hành một ngày một lần. Khi mực nước ngầm bên ngoài công trình thấp quá, thì tiến hành bơm bù nước ngầm cho các công trình lân cận.
– Biện pháp hạ mực nước ngầm sẽ được Nhà thầu chúng tôi tính toán cụ thể và trình lên Chủ đầu tư, cũng như Tư vấn giám sát phê duyệt.
3.2. Biện pháp thi công thoát nước tầng hầm
Khi đào móng nhà thầu luôn đào các hố ga, rãnh thu nước ở phạm vi ngoài hố móng khi gặp các sự cố (như: do mưa, do mực nước ngầm cao,…) để xử lý.
Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư để thi công móng.
Bơm hút nước liên tục (máy bơm công suất lớn), kết hợp với đào móng và hạ ván dần dần xuống sâu hơn cốt đáy móng.
Tiến hành sửa đáy móng thật nhanh, đổ lớp bê tông lót đáy (sau khi đổ xong bê tông lót móng thì sẽ không còn cát ùn lên trong móng nữa).
Khẩn trương ghép ván khuôn và lắp dựng cốt thép, đổ bê tông đáy móng, dầm móng (chú ý trong quá trình làm vẫn bơm nước liên tục).
Sau đó tiếp tục đổ bê tông hoàn thiện móng và lấp đất (nếu móng lớn thì phải phân đoạn đổ cho bảo đảm).
- Công tác đất và đập phá đầu cọc
4.1. Công tác đất
4.1.1. Xác định vị trí hố đào
Trước khi tiến hành đào móng Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định phạm vi hố đào. Công tác này được tiến hành chính xác bằng máy trắc đạc, đóng các cọc mốc giới hạn và có ranh giới rõ ràng giữa hố đào với phạm vi xung quanh.
4.1.2. Công tác đào đất
Để thi công đào đất hố móng và tầng hầm của công trình Nhà thầu chúng tôi sử dụng biện pháp đào móng bằng máy, mặt khác sử dụng phương pháp đào bằng thủ công để sửa móng và tiến hành đào sát với tường cừ.
Công tác đào móng và tầng hầm được hiện sau khi đã thi công xong hoàn toàn phần ép cọc. Nhà thầu chúng tôi dùng máy đào từ cốt -1.05m là cốt tự nhiên đến cốt –3.40m là cốt sàn tầng hầm, đến cốt -4.45m là cốt thiết kế của đáy đài cọc; sau đó sẽ tiến hành sửa hố móng bằng thủ công. Trong quá trình đào thủ công dùng các dụng cụ như xẻng, cuốc để tiến hành đào.
Do mặt bằng thi công rất trật hẹp, không có vị trí tập kết đất đào nền đất đào từ hố móng sẽ được đổ lên ô tô để vận chuyển luôn ra bãi đổ.
Trong quá trình đào bằng máy, Nhà thầu chúng tôi sẽ chú ý không đào sâu quá cốt đã định để không làm ảnh hưởng đến kết cấu nền đất bên dưới đáy móng.
Khi đào móng Nhà thầu chúng tôi đặc biệt chú ý đến các công trình ngầm sẽ tiến hành tham khảo các tài liệu do bên A cung cấp, đồng thời kết hợp với các tài liệu mà nhà thầu tự tiến hành khảo sát trước khi thi công.
Trong quá trình thi công đào đất Nhà thầu chúng tôi đảm bảo sẽ thực hiện đúng theo các nguyên tắc chủ yếu :
– Khi tiến hành đào đất phải tiến hành đào theo đúng quy định trong bản vẽ về kích thước, vách taluy tránh sạt lở và trượt đất hố đào, hố thu nước đáy móng phải đủ để tiêu nước không gây trượt lở cho hố đào.
– Công tác đào đất nhà thầu chúng tôi sẽ tuân thủ theo TCVN 4447:1987.
– Sau khi đào móng phát hiện đất yếu cường độ đáy móng <2.15 kg/cm2 thì phải báo Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế biết nhằm xử lý kịp thời.
– Nhà thầu chúng tôi sẽ có trách nhiệm đền bù và khắc phục hậu quả do việc thi công đào đất hố móng làm hư hại đến công trình lân cận.
Sau khi đào và hoàn thiện hố móng xong Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành mời Tư vấn giám sát nghiệm thu, khi được sự đồng ý của Tư vấn giám sát và có nghiệm thu bằng văn bản thì Nhà thầu chúng tôi mới chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.
4.1.3. Công tác lấp đất
Công tác lấp đất cho chân móng công trình được sử dụng đất đào lên để thi công.
Công tác lấp móng được thực hiện theo trình tự sau:
– Kiểm tra khu vực cần lấp, dọn tất cả các vật liệu dư thừa, các phế thải của các công đoạn thi công trước như tạp chất xây dựng, rác, … Các vật liệu dùng để lấp phải được sự đồng ý của cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
– Đánh dấu mức cốt nền cần lấp bằng sơn đỏ lên thành móng hoặc tường.
– San các khu vực cần lấp tạo một bề mặt tương đối bằng phẳng.
– Đất lấp xuống hố móng được ban ra từng lớp dày 150-200 mm đầm kỹ và phải đạt độ chặt K >0.9. Trong quá trình lấp đất hố móng, các lớp đầm nén được nhà thầu chúng tôi lấy mẫu thí nghiệm và đạt yêu cầu theo theo thiết kế, được giám sát nghiệm thu bằng văn bản thì nhà thầu chúng tôi mới chuyển sang thi công lớp kế tiếp. Nếu không đạt thì nhà thầu chúng tôi tiếp tục đầm nén cho đạt đến hệ số đầm nén K thì kết thúc.
Việc thi công lấp đất hố móng được Nhà thầu chúng tôi thực hiện bằng máy kết hợp với thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt đúng như thiết kế đề ra.
Sau khi lấp xong đất hố móng sẽ tiến hành kiểm tra độ chặt của đất trước khi chuyển bước thi công tiếp theo.
4.1.4. Tổ chức tiêu thoát nước
– Do mặt bằng thi công hẹp nên không thể thi công được hệ thống rãnh thoát nước xung quanh do vậy tại vị trí hố móng thang máy sẽ tiến hành tận dụng tạm làm hố ga thu nước. Sau đó sử dụng bơm hút nước ra hệ thống thoát nước chung của khu vực (bơm này có tác dụng bơm cả bùn, bơm nước lẫn cả sỏi).
– Trong trường hợp mực nước ngầm lớn thì phải bố trí các giếng hạ mực nước ngầm, đảm bảo hố móng luôn khô trong thời gian thi công tầng hầm.
4.2. Công tác đập phá (cắt) đầu cọc
– Sau khi thi công đào đất đến cốt móng thì Nhà thầu chúng tôi thực hiện cắt đầu cọc để thi công đài móng.
– Cọc sau khi đo cốt đầu cọc và đánh dấu phần cắt bỏ, rồi tiến hành cắt cọc hàng loạt, sử dụng máy cắt bê tông chuyên dùng để cắt ngàng đầu cọc, mặt cắt ngang phải vuông góc với mặt phẳng dọc trục, tránh hiện tượng làm vỡ đầu cọc.
– Cốt đầu cọc hoàn thiện được ngàm vào trong đài cọc khoảng 100mm.
– Gia công thép râu theo đúng bản vẽ thiết kế.
– Sau khi cắt đầu cọc đến cao độ thiết kế, tiến hành kiểm tra chiều dài thép râu, đánh dấu trên thép râu vị trí ngang đầu cọc trước khi lắp dựng, chiều sâu thép râu trong cọc sẽ được lấy theo bản vẽ thiết kế.
– Lắp dựng lồng thép vào trong cọc, dùng ty sắt ∅ >= 6mm chốt ngang vị trí đã đánh dấu để cố định thép râu.
- Thi công BTCT móng
5.1. Tổ chức thi công
Toàn bộ phần móng, dầm, sàn, tường và cột của tầng hầm được thi công xen kẽ các công tác để đẩy nhanh tiến độ thi công. Đội thi công sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ huy công trường.
Toàn bộ khối lượng bê tông các kết cấu sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trường bằng xe ô tô chuyên dụng và bơm đến các vị trí cần đổ bê tông bằng bơm bê tông.
5.2. Công tác đổ bê tông lót móng, sàn tầng hầm
Sau khi kết thúc thi công đào đất, tiến hành đổ bê tông lót. Phải làm sạch hố móng trước khi đổ bê tông lót. Không cho phép đổ lớp bê tông lót khi hố móng còn nước.
Bê tông lót được trộn bằng máy tại công trường.
Tiến hành đổ bê tông lót móng M150 theo thiết kế. Bê tông lót được đầm chặt đổ theo đúng kích thước hình học của lớp bê tông lót. Đổ dứt điểm từng hố móng, tránh đọng nước trong quá trình thi công.
Đổ bê tông sàn tầng hầm theo thiết kế. Bê tông sàn được đổ liên tục trong từng ô. Bê tông sàn phải đảm bảo độ phẳng, kích thước hình học, tránh đọng nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công lớp chống thấm sau này.
Các vật liệu xi măng, cát, đá phải được kiểm tra chất lượng và có chứng nhận do các cơ quan chức năng cấp trước khi tiến hành thi công.
5.3. Thi công phần đài móng và dầm móng
5.3.1. Thi công cốp pha
5.3.1.1. Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha
Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
5.3.1.2. Cách lắp dựng cốp pha móng
– Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép.
– Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
– Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.
– Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
– Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.
Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:
– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.
– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
– Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
5.3.1.3. Tháo dỡ ván khuôn
Cốp pha chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau.
Khi tháo dỡ cốp pha tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
5.3.2. Thi công cốt thép
5.3.2.1. Các yêu cầu của kỹ thuật
Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
– Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
– Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giơi hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
– Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
– Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.
5.3.2.2. Gia công cốt thép
– Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép (với d =< 16) với d>= 16 thì dùng máy nắn cốt thép.
– Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.
– Với các thép d<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép d> 20 thì dùng máy để cắt.
– Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế (với thép d <12 thì uốn bằng tay, d>= 12 thì uốn bằng máy).
5.3.2.3. Bảo quản cốt thép sau khi gia công
– Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng.
– Các đống được để ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m.
5.3.2.4. Lắp dựng cốt thép
Quy định chung:
– Thép đến hiện trường không bị cong vênh.
– Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.
– Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.
– Lắp đặt phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ (dùng các con kê bằng BT).
– Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép (dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá).
– Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch vị trí.
5.3.2.5. Lắp đặt cốt thép móng
Lắp thép móng
– Xác định trục, tâm móng, cao độ đặt lưới thép ở đế móng.
– Lắp lưới thép đế móng có thể gia công sẵn hoặc lắp buộc tại hố móng. Lưới thép được đặt trên các con kê để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.
Lắp thép cổ móng
– Xếp các thanh thép lên khung gỗ.
– Lồng cốt đai vào các thép đứng, các mối nối cốt đai phải so le không nằm trên cùng 1 thanh thép chịu lực.
– Buộc thép đai vào thép đứng.
– Cố định thép, có thể dùng gỗ đặt ngang qua hố móng.
5.3.2.6. Kiểm tra nghiệm thu cốt thép
Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau :
– Hình dáng kích thước, quy cách.
– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.
– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.
– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.
5.3.3. Thi công bê tông
5.3.3.1. Công tác chuẩn bị
Nhà thầu chúng tôi sẽ thiết kế hệ thống sàn thao tác đổ bê tông móng (cho từng dãy đài móng và dầm móng). Hệ thống sàn thao tác bảo đảm cho người công nhân cầm vòi bơm bê tông, san gạt và làm hoàn thiện mặt bê tông đi lại thao tác dễ dàng.
Khâu tổ chức mặt bằng, bãi đỗ cho phương tiện vận chuyển, nhân lực đổ bê tông các ca đổ, hệ thống chiếu sáng, điện nước phục vụ, máy xây dựng phải được bố trí hết sức khoa học tỷ mỉ từ những ngày trước khi đổ.
Các vật tư, máy móc, nhân lực phục vụ đổ bê tông phải được kiểm tra đầy đủ. Lập kế hoạch cho từng ca đổ bê tông, từng ngày và các phương án dự phòng khi mất điện, trục trặc khi vận chuyển bê tông, …
Thiết kế trước mạch ngừng thi công bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và quy phạm xây dựng.
Kiểm tra vị trí thi công có an toàn không, nếu không an toàn dừng đổ bê tông và làm lại cho đảm bảo mới được thi công.
5.3.3.2. Công tác đổ bê tông
Bê tông được trộn tại trạm trộn của nhà máy sản xuất bê tông.
Dùng ô tô tự trộn vận chuyển bê tông đến công trình và bơm bê tông vào móng bằng bơm bê tông. Đầm bê tông bằng đầm dùi với đài, giằng móng, đầm bàn với sàn tầng hầm. Sau đó dùng máy chuyên dụng hoàn thiện mặt sàn bê tông.
Tại các điểm dừng kỹ thuật trước khi đổ lớp mới, chúng tôi dùng phụ gia bám dính tạo liên kết giữa lớp cũ và lớp mới của bê tông.
Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu trong quá trình đổ bê tông, theo tiêu chuẩn qui phạm và có sự chứng kiến của Tư vấn giám sát.
5.3.3.3. Công tác bảo dưỡng bê tông
Sau khi đổ bê tông, bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để phát triển cường độ và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình phát triển cường độ của bê tông.
Dùng bao tải đay phủ và phun nước giữ độ ẩm khối bê tông với nhiệt độ bề mặt bê tông tránh hiện tượng nứt, rạn trên khối bê tông.
Trong thời gian bảo dưỡng, bảo vệ bê tông chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích và các tác động có khả năng gây hư hại khác.
- Thi công BTCT lõi, dầm sàn tầng hầm và chống thấm tầng hầm
Đối với công tác ván khuôn vách, tường: Các tấm ván khuôn được định hình thành mảng lớn theo đúng kích thước hình học của liên kết định vị sườn ngang và sườn đứng bằng xà gồ gỗ, liên kết giữa hai mặt ván khuôn tường chúng tôi sử dụng bu lông D14 đặt trong lòng ván khuôn chống áp lực ngang khi đổ bê tông. Phía ngoài theo chiều cao chúng tôi sử dụng thêm các thanh chống xiên bằng cây chống thép (tại các vị trí có thể). Bên trong để cố định ván khuôn tường theo chiều cao chúng tôi sử dụng hệ thanh giằng bằng chống thép kết hợp với xà gồ gỗ liên kết với các tấm ván khuôn vách thành khung cứng trong lòng vách thang máy, sau khi lắp dựng ván khuôn phải tiến hành kiểm tra ổn định kích thước hình học độ phẳng cũng như sự kín khít của ván khuôn xong mới tiến hành đổ bê tông.
Công tác thi công tường, cột và sàn tầng hầm tất cả các yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra về ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông đều trình bày tương tự như thi công phần thân công trình dưới đây.
Chống thấm tầng hầm
Công tác chống thấm là khâu đặc biệt cần quan tâm vì rất thường hay xảy ra trường hợp phải sữa chữa, ảnh hưởng nhiều khi công trình đã được đưa vào sử dụng. Công tác này được chúng tôi quan tâm ngay từ khi thi công móng.
Để đổ bê tông sàn tầng hầm, tường, vách …, các cốt liệu cát, đá được chúng tôi rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất lẫn trong đó bằng cách sàng nhiều lần.
Khi thi công bê tông các cấu kiện đòi hỏi chống thấm nên độ sụt của bê tông sẽ được khống chế chặt chẽ. Các vết lõm do ván khuôn để lại trong bê tông vệ sinh bằng bàn chải sắt, khí nén để thổi sạch rồi xử lý bằng hồ xi măng nguyên chất và được láng vữa tạo dốc hoặc đổ bê tông bảo vệ khi lớp hồ này vẫn ướt để đảm bảo lớp hồ dày chưa bị nứt rạn. Sau đó mới làm lớp chống thấm thứ 2.
Đối với sàn khu vệ sinh và hồ nước, sau khi đổ bê tông 12 giờ được ngâm nước xi măng trong thời gian là 20 ngày , khuấy nước ximăng hàng giờ để đảm bảo độ kín cho bê tông và được quét chống thấm bằng Sika trước khi thi công tiếp các phần bên trên của cấu kiện. Bê tông sử dụng cho các công tác này được trộn thêm phụ gia chống thấm của hãng Sika.
- Thi công kết cấu phần thân công trình
Tổ chức thi công
Phần thân công trình sẽ do các đội thi công xen kẽ các công tác để đẩy nhanh tiến độ thi công. Các đội thi công này sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ huy công trình.
Toàn bộ khối lượng bê tông của các kết cấu chính sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trình bằng các xe ô tô tự trộn và bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông.
Lựa chọn thiết bị vận chuyển lên cao
Công trình là một công trình cao tầng, kết cấu công trình bê tông cốt thép. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế do vậy việc vận chuyển lên cao là một vấn đề quan trọng.
Dựa vào quy mô cũng như điều kiện thực tế thi công của công trình, Nhà thầu chúng tôi lựa chọn các thiết bị thi công như sau:
Vận thăng
Vận chuyển lên cao là máy vận thăng lồng BS – 800H có các thông số kỹ thuật như sau:
– Tải trọng 800kg
– Tốc độ nâng : 11-22 mét/phút
– Kích thước cabin : 2000x2000x2100
Bơm bê tông
Sử dụng các máy bơm bê tông do đơn vị cấp bê tông cung cấp theo hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp bê tông tươi thương phẩm giữa Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Phước Lộc và Công ty Xây dựng Công Trình Hàng Không ACC có các thông số kỹ thuật:
* Bơm cần IHI sản xuất tại Nhật, công suất 90 m3/h, có khả năng bơm xa 200m và cao 60m.
* Bơm ngang IUSZU sản xuất tại Nhật, công suất 50m3/h, có khả năng bơm xa 150m và cao 30m.
Do các xe vận chuyển bê tông thương phẩm không thể vào sâu được trong công trình vì mặt bằng trật hẹp, do đó máy bơm bê tông được đặt phía ngoài đường Phổ Quang và lắp đặt đường ống bơm bê tông vào phía trong tới các vị trí đổ bê tông.
Các biện pháp kỹ thuật thi công (cột, dầm, sàn, cầu thang và vách thang máy)
Việc thi công phần thân công trình như: cột, dầm, sàn, cầu thang, vách thang máy là khâu cấu thành khung của kết cấu chính cho mỗi tầng của công trình, nó quyết định đến độ chính xác về tim, cốt, hình dáng, kích thước hình học của công trình cũng như quyết định đến phương án và tiến độ của công tác hoàn thiện.
7.1. Công tác cốp pha
Nhà thầu chúng tôi đưa ra giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.
7.1.1. Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha
– Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
– Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
– Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.
– Yêu cầu ván khuôn cột, dầm, sàn, tường và cầu thang phải phẳng, khít và quét dầu chống dính trước khi lắp đặt.
7.1.2. Cách lắp dựng
7.1.2.1. Cột
– Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo đường dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
– Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.
– Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
– Dùng gông bằng thép, khoảng cách các gông khoảng 50 cm .
– Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.
* Cách lắp ghép :
-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền.
– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dùng gông bằng thép liên kết 4 mảng với nhau và nêm chặt.
– Cố định ván khuôn cột bằng hệ tăng đơ cột chống để điều chỉnh cột đúng tim, thẳng đứng và vững chắc.
– Dùng máy kinh vĩ hoặc máy thủy bình để tiến hành kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.
7.1.2.2. Dầm
Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy.
Cách lắp dựng như sau :
– Xác định tim dầm.
– Rải ván lót để đặt chân cột.
– Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.
– Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng.
– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông.
– Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.
7.1.2.3. Sàn
– Dùng ván khuôn thép định hình đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích khó thi công còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.
– Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.
7.1.2.4. Ván khuôn tường, vách (thang máy)
Các tấm ván khuôn được định hình thành mảng lớn theo đúng kích thước hình học của liên kết định vị sườn ngang và sườn đứng bằng xà gồ gỗ, liên kết giữa hai mặt ván khuôn tường chúng tôi sử dụng bu lông D14 đặt trong lòng ván khuôn chống áp lực ngang khi đổ bê tông. Phía ngoài theo chiều cao chúng tôi sử dụng thêm các thanh chống xiên bằng cây chống thép (tại các vị trí có thể). Bên trong để cố định ván khuôn tường theo chiều cao chúng tôi sử dụng hệ thanh giằng bằng chống thép kết hợp với xà gồ gỗ liên kết với các tấm ván khuôn vách thành khung cứng trong lòng vách thang máy, sau khi lắp dựng ván khuôn phải tiến hành kiểm tra ổn định kích thước hình học độ phẳng cũng như sự kín khít của ván khuôn xong mới tiến hành đổ bê tông.
Với các mảnh ván khuôn phía ngoài khi đổ sàn chờ sẵn các thép bản trong bê tông để đơ ván khuôn tường phía ngoài.
Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:
– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.
– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
– Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
7.1.3. Tháo dỡ ván khuôn
Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50% daN/cm2.
Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.
Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:
– Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
– Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.
7.2. Công tác cốt thép
7.2.1. Các yêu cầu của kỹ thuật
Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 4453-1995.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
– Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ
– Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
– Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
– Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.
– Trước khi sử dụng phải xuất trình chứng chỉ xuất xưởng của thép theo các chỉ tiêu cơ lý.
– Việc kiểm tra cốt thép đã cắt và uốn theo từng lô, mỗi lô gồm 100 thanh cùng loại, lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra, các trị số sai lệnh phải nhỏ hơn các giá trị đã ghi trong bảng 4 của TCVN 4453:1995.
7.2.2. Gia công cốt thép
Cốt thép sẽ được gia công theo thiết kế tại kho của công trường theo tiến độ thi công. Việc gia công cốt thép tại kho của công trình theo phương án này sẽ khắc phục được các sai sót, đảm bảo gia công được chính xác đạt theo đúng yêu cầu của thiết kế, có điều kiện phối hợp chính xác với các bộ phận nhằm đảm bảo yêu cầu thi công đúng theo tiến độ đề ra. Trong quá trình gia công sẽ sắp xếp thành từng chủng loại, từng cấu kiện riêng để tránh nhầm lẫn.
Cắt và uống thép:
– Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép với d =< 16; với d>= 16 thì dùng máy nắn cốt thép.
– Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.
– Với các thép d<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép d> 20 thì dùng máy để cắt.
– Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế ( với thép d <12 thì uốn bằng tay, d>= 12 thì uốn bằng máy).
Hàn cốt thép:
Thiết bị thi công chính là máy hàn
Các mối hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, khung thu hẹp cục bộ và không có bọt, không ngậm xỉ.
– Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế.
7.2.3. Bảo quản cốt thép sau khi gia công
– Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng.
– Các đống được để ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m.
7.2.4. Lắp dựng, vận chuyển cốt thép
Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép phải phù hợp với điều 4.6 của TCVN 4453:1995 và đảm bảo các quy định chung sau:
– Thép đến hiện trường không bị cong vênh.
– Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.
– Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.
– Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép ( dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá).
– Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch vị trí.
– Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tùy mật độ cốt thép nhưng không được lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê được đúc bằng vữa xi măng mác cao có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Trong các trường hợp khác, con kê được làm bằng các vật liệu không an mòn cốt thép, không phá huy bê tông và phải được Chủ đầu tư đồng ý. Với cốt thép sàn để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải dùng con kê bằng ngựa thép.
– Chủ yếu sử dụng phương pháp buộc để liên kết các thanh cốt thép lại với nhau. Hạn chế sử dụng phương pháp hàn tại công trường để buộc thép. Trong các trường hợp, chỉ sử dụng nối bằng phương pháp hàn cho các loại cốt thép có đường kính lớn hơn 10 mm. Các mối hàn hoặc mối buộc phải đảm bảo đủ chiều dài đường hàn và chiều dài mối nối buộc.
– Trong mọi trường hợp các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc toàn bộ.
– Các thép chờ của các hạng mục còn lại, thép chờ cột để liên kết với tường xây phải để sẵn trước khi tiến hành đổ bê tông.
7.2.5. Lắp đặt cốt thép một số kết cấu cụ thể
7.2.5.1. Dựng buộc cốt thép cột
– Kiểm tra vị trí cột.
– Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.
– Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế. Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.
7.2.5.2. Cốt thép dầm
– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.
– Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất.
– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.
– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.
7.2.5.3. Cốt thép sàn
– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.
– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí đưa cốt thép vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.
– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.
7.2.6. Kiểm tra nghiệm thu cốt thép
Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau:
– Sự phù hợp của các cốt thép đưa vào sử dụng so với hồ sơ thiết kế.
– Công tác gia công cốt thép : Trị số sai lệch cho phép cảu cốt thép đã gia công theo bảng 4 của TCVN 4453:1995.
– Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
– Lắp dựng cốt thép : Đúng chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp đặt so với thiết kế. Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép cho ở bảng 9 của TCVN 4453:1995.
– Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đăt sẵn so với thiết kế.
– Sự phù hợp của vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê sai lệch và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Khi nghiệm thu cốt thép phải có hồ sơ gồm:
– Các bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép (nếu có) trong quá trình thi công và các biên bản nghiệm thu quyết địnhh sự thay đổi.
– Các kết quả về mẫu thử chất lượng thép, cường độ mối hàn và chất lượng gia công cốt thép.
– Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
– Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công lắp dựng cốt thép.
– Nhật ký thi công.
7.3. Công tác bê tông
Nhà thầu chúng tôi cam kết tuân thủ theo điều 6 của TCVN 4453-1995 về thi công bê tông.
7.3.1. Thi công các cấu kiện chính bằng bê tông thương phẩm và đổ bằng bơm
Do bê tông sử dụng cho các cấu kiện chính là bê tông thương phẩm nên trước khi cho đổ bê tông Nhà thầu chúng tôi sẽ trình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát các phiếu kiểm tra vật liệu và kết quả nén mẫu thí nghiệm nếu được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát thì Nhà thầu chúng tôi mới tiến hành thi công.
7.3.1.1. Công tác chuẩn bị
Khâu tổ chức mặt bằng, bãi đỗ cho phương tiện vận chuyển, nhân lực đổ bê tông các ca đổ, hệ thống chiếu sáng, điện nước phục vụ máy xây dựng, … phải được bố trí hết sức khoa học và hợp lý từ những ngày trước khi đổ (nhất là bê tông dầm và sàn).
7.3.1.2. Sàn thao tác
– Với cột dùng giáo thép bắc sàn thao tác cao bằng đầu cột, để cho công nhân cầm đầu vòi và công nhân đầm bê tông đứng thao tác dễ dàng cột cao >4m đổ 2 đợt. Trước khi đổ bê tông cột cần vệ sinh chân cột bằng máy nén khí và tước ẩm.
– Với dầm, sàn sẽ bố trí sàn thao tác trên mặt cốt thép dầm sàn, sao cho tiện lợi nhất cho việc di chuyển của công nhân và dễ dàng tháo lắp di chuyển vị trí. Trước khi đổ bê tông cần vệ sinh mặt sàn và tưới ẩm.
7.3.1.3. Đổ bê tông
– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.
– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.
– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
– Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.
– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.
– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
– Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.
– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
– Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
7.3.1.4. Đầm bê tông
Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.
Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s.
Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
7.3.1.5. Bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
– Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.
– Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995.
– Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại.
7.3.1.6. Hoàn thiện bề mặt bê tông
– Theo cấp hoàn thiện thông thường.
– Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước áp sát dài 2m không vượt quá 7mm.
7.3.1.7. Biện pháp thực hiện các cấu kiện cụ thể
Bê tông được trộn bằng trạm trộn và vận chuyển đến công trường bằng ô tô chuyên dụng, tiến hành đổ các cấu kiện bê tông bằng bơm.
7.3.1.7.1. Bê tông cột
Bê tông cột được ghép ván khuôn và đổ bê tông từng đoạn, điểm dừng tại các vị trí có giằng BTCT theo chiều cao cột. Biện pháp thực hiện như sau:
– Bê tông sẽ được đưa vào khối đổ qua các cửa sổ.
– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m để bê tông không bị phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ.
– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép.
– Khi đổ đến cửa sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
– Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 – 20 cm.
7.3.1.7.2. Bê tông dầm
– Bê tông sẽ được đổ qua mặt phẳng hở phía trên của dầm.
– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép.
– Khi đổ đến chiều cao quy định thì dừng lại và tiến hành làm mặt.
7.3.1.7.3. Đổ bê tông sàn, bản thang
– Bê tông được đổ liên tục trong từng ô.
– Bê tông phải đảm bảo độ phẳng, kích thước hình học, tránh đọng nước tạo điều kiện cho việc thi công lớp vật liệu hoàn thiện sau này.
– Đầm bê tông bằng được tiến hàng bằng đàm bàn.
7.3.1.7.4. Đổ bê tông tường, vách thang máy
– Khi đổ bê tông tường, vách thang máy phải đổ theo từng lớp quanh chu vi thang, mỗi lớp dày 30cm để giữ ổn định cho cốp pha tường, vách thang máy không bị kéo nghiêng.
7.3.1.8. Tháo dỡ ván khuôn
Khi bê tông đủ cường độ cho phép mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Khi tháo dỡ ván khuôn phải tránh va chạm mạnh hoặc chấn động làm sứt mẻ kết cấu, đảm bảo ván khuôn không bị hư hỏng.
Trước khi tháo đà giáo chống đỡ ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn mặt bên để xem chất lượng của bê tông. Nếu bê tông quá xấu, nứt nẻ và rỗ nặng thì chỉ khi nào bê tông đã được xử lý mới tháo hết ván khuôn và đà giáo.
Tháo dỡ ván khuôn và đà giáo phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
– Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu.
– Khi tháo dỡ ván khuôn, trước hết phải tháp giáo chống ở giữa, sau đó tháo dần các giáo chống ở xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài.
7.3.2. Thi công cấu kiện nhỏ lẻ với bê tông trộn tại hiện trường và đổ bằng thủ công
7.3.2.1. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông
7.3.2.1.1. Vật liệu
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, chuẩn bị thi công, Nhà thầu chúng tôi sẽ trình Chủ đầu tư danh mục các loại vật liệu dùng chế tạo bê tông như xi măng, cát, đá, phụ gia, … kèm theo đó là phiếu thí nghiệm, lý lịch của vật liệu.
Bê tông dùng để thi công cho công trình này phải phù hợp với các quy định về cường độ trong hồ sơ thiết kế, phù hợp với các tiêu chuẩn của TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và BTCT toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu.
Ngoài ra vật liệu sử dụng phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu chưa có tại chỗ phải có kế hoạch cung ứng kịp thời để đảm bảo thi công liên tục.
Xi măng, cát, đá được cân theo khối lượng, nước được tính theo thể tích – Sai lệch cho phép khi cân đong theo bảng 12 của TCVN 4453-1995.
Xi măng
Tất cả xi măng sử dụng để thi công đều phải phù hợp với điều 5.2 trong TCVN 4453-1995, TCVN 4033-1985 và TCVN 2682-1992.
Trong mỗi lô xi măng dùng cho công trình, Nhà thầu chúng tôi sẽ cung cấp bản sao hóa đơn ghi rõ ngày tháng và nơi sản xuất loại xi măng và số lượng.
Xi măng giao giao tại hiện trường phải còn nguyên bao và ghi rõ nhãn mác.
Xi măng lưu giữ tại hiện trường phải được bảo quản kỹ nhằm ngăn ngừa hư hỏng và giảm thiểu các ảnh hưởng xấu như vón cọc, ẩm ướt.
Bất cứ xi măng nào chưa được sử dụng sau 3 tháng kể từ ngày sản xuất đều phải đem đi thí nghiệm lại, nếu không đảm bảo chất lượng không được sử dụng cho công trình.
Nước
Nước dùng cho trộn bê tông hay rửa cốt liệu phải phù hợp với TCVN 4453-1995 và TCVN 4506-97.
Yêu cầu nước trước khi sử dụng phải xuất trình phiếu xét nghiệm có độ tạp chất hữu cơ không quá 15 mg/lít và không ảnh hưởng tới độ bền của kết cấu bê tông.
Các nguồn nước uống được đều có thể trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.
Cát
Cát sử dụng phải phù hợp với điều 5.3 TCVN 4453-1995 và thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 1770-86 – Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.
Dùng cho bê tông là loại cát vàng hạt trung, sạch, không lẫn rác, mùn sét và các tạp chất hữu cơ khác.
Các thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo TCVN từ TCVN 337-86 đến TCVN 346-86 – Cát xây dựng – Phương pháp thử.
Ngoài tra bãi chứa cát phải khô rác, đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.
Đá
Đá sử dụng là loại đá dăm nghiền đập từ thiên nhiên, cường độ chịu nén tối thiểu 600 DaN/cm2 (đối với bê tông mác 300) lượng tạp chất dưới 2%, lượng hạt dẹt, mảnh ít hơn 20%.
Đá dùng chế tạo bê tông phải phù hợp với điều 5.4 TCVN 4453-1995 và TCVN 1771-86.
Ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu:
– Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dầy bản; không lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 bề dầy nhỏ nhất của kết cấu công trình.
– Khi đổ bê tông bằng vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ nhất của đường kính ống.
7.3.2.1.2. Kiểm tra ván khuôn, cốt thép
Kiểm tra cốt thép:
– Hình dáng kích thước, quy cách.
– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.
– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.
– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.
Kiểm tra ván khuôn:
– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.
– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
– Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
7.3.2.1.3. Chuẩn bị máy móc nhân lực, điện, nước
– Kiểm tra lại các thiết bị thi công (máy trộn, máy đầm, thiết bị vận chuyển …).
– Chuẩn bị đường vận chuyển, điện, nước, bố trí đủ nhân lực.
7.3.2.2. Trộn và vận chuyển vật liệu.
7.3.2.2.1. Yêu cầu đối với vữa bê tông
Vữa phải được trộn đều đồng nhất, có độ sụt hình côn thích hợp cho từng kết cấu, từng phương pháp trộn, có thời gian ninh kết > thời gian trộn + thời gian vận chuyển + thời gian thi công.
7.3.2.2.2. Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường
Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông đặt tại hiện trường.
Cấp phối (xi măng, cát, đá) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều.
Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn
Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.
Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.
7.3.2.2.3. Vận chuyển vật liệu
– Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít.
– Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận chuyển.
– Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.
Ngoài ra việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị thoát nước xi măng và mất nước do nắng giáo.
– Thời gian cho phép lưu lại hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng, có thể tham khảo bảng 14 của TCVN 4453-1995.
7.3.2.3. Đổ bê tông
– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.
– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.
– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
– Dùng đầm bàn hay đầm dùi tùy cấu kiện thi công.
– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.
– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
7.3.2.4. Đầm bê tông
Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa xi măng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.
7.3.2.5. Bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.
– Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995.
– Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại.
7.3.2.6. Hoàn thiện bề mặt bê tông
– Theo cấp hoàn thiện thông thường.
– Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước áp sát dài 2m không vượt quá 7mm.
7.3.3. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông
Nhà thầu chúng tôi tiến hành kiểm tra và nghiệm thu sẽ tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995.
7.3.3.1. Kiểm tra
– Kiểm tra cốp pha, đà giáo được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng 1.
– Kiểm tra công tác cốt thép được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng 10.
– Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp của bê tông và bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu kiểm tra này được yều cầu ghi ở bảng 19.
– Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo tổ mẫu, mỗi tổ gồm 3 mẫu được lấy cùng lúc và cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993. Kích thước mẫu thước mẫu chuẩn 150x150x150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:
+ Đối với khung và các kết cấu móng (cọc, dầm, bản) cứ 20m3 lấy một tổ mẫu.
+ Để kiểm tra tính chống thấm của bê tông cứ 50m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn lấy một tỗ mẫu.
7.3.3.2. Nghiệm thu
Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường và phải đầy đủ hồ sơ:
– Chất lượng cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông).
– Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát tại hiện trường). Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở độ tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có cá nhân mẫu nào có cường độ dưới 95% mác thiết kế.
– Kích thước hình dạng của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn, .. so với thiết kế.
– Bản vẽ hoàn công của từng kết cấu.
– Các bản vẽ thi công có gjhi đầy đủ các thay đổi trong quá trình xây lắp.
– Các văn bản cho phép thay đổi chi tiết và bộ phận trong thiết kế.
– Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu khác nếu có.
– Các biên bản nghiệm thu cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.
– Các biên bản nghiệm thu nền móng nếu có.
– Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu.
– Sổ nhật ký thi công.
– Dung sai cho phép.
Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối so với thiết kế không vượt quá các trị số ghi trong bảng 20 của TCVN 4453-1995. Các sai lệch này được xác định theo các phương pháp đo bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng.
- Thi công phần hoàn thiện
9.1. Tổ chức thi công
Để rút được thời gian thi công toàn bộ công việc phía trong nhà được thi công theo trình tự từ dưới lên trên.
Với các thứ tự công việc như sau:
– Thi công phần kéo rải dây dẫn điện, thi công phần đường ống cấp thoát nước cho khu WC, đường ống của hệ thống điều hòa không khí, hê thống báo cháy, chữa cháy, mạng vi tính, điện thoại.
– Xây, trát trần tường: Công tác xây, trát tường được thực hiện bắt đầu từ tầng hầm. Sau đó trát theo tứ tự từ lầu 1 lên đến mái.
– Thi công trần các loại.
– Bả trần tường và sơn nước được thực hiện ngay sau khi lớp trát đã khô.
– Công tác lát nền ốp tường được thực hiện bắt đầu từ lầu 1 đến mái, sau khi dỡ vận thăng mới được thi công các tầng dưới.
– Công tác lắp đặt thiết bị điện, thiết bị nước.
– Công tác sơn trần tường hoàn chỉnh.
– Công tác gia công lắp dựng cửa các loại, công tác nhôm kính, …
– Các công tác hoàn thiện khác.
Vật liệu dùng để xây, trát được đưa lên các tầng để thi công bằng máy vận thăng theo phương thẳng đứng và xe rùa theo các phương ngang.
Toàn bộ phía ngoài nhà cũng như cầu thang hành lang các tầng được thi công cuốn chiếu từ trên xuống dưới.
Mặt ngoài nhà được thi công từ trên mái xuống. Phần mặt trước và sau của công trình sẽ được hoàn thiện tiếp theo sau khi hoàn chỉnh phần mái.
Công tác hoàn thiện phía ngoài được thi công xong giáo vẫn được giữ nguyên để sử dụng cho phần sơn bả. Vì phải đợi lớp vữa trát tường thật khô. Cho đến khi công tác sơn bả kết thúc giàn giáo mới được tháo dỡ vận chuyển ra khỏi công trường.
Khu cầu thang và hành lang từng tầng trong nhà được thi công khi các phòng trên từng tầng đã được hoàn thiện xong.
9.2. Công tác xây
9.2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây
9.2.1.1. Gạch xây
Nhà thầu chúng tôi cam kết trước khi đưa gạch về công trình, phải có mẫu các loại gạch để xây và phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư, đúng kích thước tiêu chuẩn của Nhà nước, vuông thành sắc cạnh, không có khuyết tật khi nung.
Gạch dùng cho khối xây của công trình là loại gạch ống loại 4 lỗ rỗng kích thước 8x8x19, gạch thẻ kích thước 4x8x19.
Gạch sẽ được xếp và bảo quản không bị dính đất, cong vênh hay do tác động của thời tiết làm hư hại. Gạch dùng trong công trình phải đảm bảo kích thước và chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành, thớ gạch đều không phân lớp, đạt cường độ yêu cầu, sai số kích thước trong phạm vi cho phép.
9.2.1.1. Vữa
Các loại vữa, trát, lót, láng, … có cường độ theo thiết kế quy định, thành phần gồm cát, nước và xi măng.
Vật liệu xi măng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.
Cát dùng cho công tác xây đảm bảo là nguồn cát nước ngọt, không có tạp chất, sét, bùn. Cát được sàng trước khi sử dụng.
Sử dụng nước sinh hoạt để trộn vữa, nước giếng thì phải qua hệ thống sử lý.
Vữa xây dựng tuân thủ theo TCVN 4314-2003 – Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn phương pháp thử TCVN 3121 (1-18) : 2003.
Vữa phải được trộng bằng máy dung tích 80L. Vữa trộn đến đâu dùng đến đấy, không để quá 2 giờ. Vữa được để trong hộc, không cho vữa tiếp xúc xuống đất.
Khi trộn vữa phải tuân thủ các yêu cầu sau :
– Sai lệch khi đo lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối với nước và xi măng, đo lường đối với cát không lớn hơn 5%.
– Mác vữa theo đúng thiết kế.
– Độ dẻo của vữa (theo độ sụt côn tiêu chuẩn) phải đúng theo quy định của tiêu chuẩn.
– Độ đồng đều phải theo thành phần và sắc màu.
– Khả năng giữ nước cao.
– Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút.
– Trong quá trình trộn vữa không đổ thêm vật liệu vào cối vữa.
– Vữa trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng, không dùng vau74 đã đông cứng, vữa đã bị khô. Nếu vữa đã bị phân tầng, trước khi dùng phãi trộn lại cận thận tại cho thi công.
– Khi thi công phải đảm bảo đủ độ ẩm cho vữa đông cứng bằng cách : Tưới nước gạch trước khi xây và dùng vữa có độ dẻo cao. Không đổ vữa ra mán, tránh mất nước nhanh. Khi trời mưa phải che đậy vữa cận thận.
– Chất lượng vữa phải được kiểm tra bằng thí nghiệm lấy mẫu ngay tại chỗ sản xuất vữa. Độ dẻo của vữa phải được kiểm tra trong quá trình sản xuất và ngay trên hiện trường. Số liệu vá kết quả thí nghiệm phải ghi trong sổ nhật ký công trình.
9.2.2. Trình tự công tác xây
Sau khi hệ khu đạt cường độ cho phép sẽ tiến hành tháo dỡ ván khuôn và xây tường.
Trước khi xây phải cậy các râu thép chờ ở cột bê tông ra và uốn thẳng theo mạch vữa. Những vị trí không để sắt chờ thì tiến hành dùng khoan bê tông và đóng các râu sắt chờ vào cột.
Hình dạng khối xây phải đúng theo thiết kế, sai số cho phép theo TCVN 4314-86 và TCVN 4085-85.
Gạch được tưới nước trước khi xây.
Khối xây phải đảm bảo chắc chắn, mạch so le. Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch ngang là 12mm. chiều dày của từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày của mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa phải so le nhau ít nhất 50mm.
Hàng khóa gạch trên cùng được xây bằng hàng ngang.
Các lỗ chờ trong khối xây được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đến từng vị trí. Những vị trí không quy định thì không được để các lỗ rỗng làm giảm kết cấu khối xây.
Chênh lệch độ cao giữa các phần kề nhau của khối xây không được lớn hơn 1.2m.
Độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đạon cao từ 0.5m đến 0.6m. Nếu phát hiện chỗ nghiêng phải sửa ngay.
Không được va chạm mạnh, không được vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trực tiếp trên khối xây đang thi công, khối xây còn mới.
Tất cả tường xây đều được bật mực 2 mặt bằng máy trắc đạc (mực xây được bật lên các cấu kiện bê tông như cột, dầm, …)
Xây tường tiến hành căng dây 2 mặt (với tường =>200mm). Kiểu cách xây và các hàng gạch trong khối xây phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của thiết kế. Khối xây được thực hiện trình tự 3 dọc 1 ngang và đảm bảo các nguyên tắc: Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, khối xây đông đặc và không trùng mạch.
Tất cả các mạch vữa ngang, dọc trong khối xây lanh tô, mảnh tường cạnh cửa, cột phải đầy vữa.
Trong khối xây các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch ngyên. Không phục thuộc vào kiểu xây các hàng gạch này phải đảm bảo:
+ Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng).
+ Xây ở trong các bộ phận nhô ra của các kết cấu khối xây (mái, đua, gờ, …)
Khi ngừng thi công do mưa bão phải che đậy khối xây.
Trong quá trình thi công xây Nhà thầu chúng tôi chuẩn bị một số vải bạt che đậy các cấu kiện vừa thi công khi có hiện tượng mưa xảy ra.
Các kết cấu xây sau khi thi công xong chúng tôi tiến hành bảo dưỡng thường xuyên tránh hiện tượng làm mất nước khối xây trong quá trình ninh kết khi gặp thời tiết nắng nóng.
9.3. Công tác trát
Nhiệm vụ của lớp trát là bảo vệ tường tránh khỏi các tác động của môi trường bên ngoài. Ngoài ra còn làm tăng tiện nghi và vẻ đẹp của công trình.
Yêu cầu của lớp trát là vữa phải bám chắc lấy tường, cột. Lớp trát phải phẳng, thẳng, và bề mặt phải nhẵn. Mặt trát cứng, ổn định và bất biến hình.
Trước khi trát phải vệ sinh bề mặt tường sau đó tưới nước vừa đủ độ ẩm. Trên mặt phẳng của tường đắp các cữ mốc khoảng cách giữa các cữ mốc từ 1,5 đến 1,8m tuỳ theo bức tường rộng hẹp.Thước tầm 2m của thợ phải được tỳ lên hai cữ để gióng độ phẳng của tường. Những chỗ lõm cần được mạng vữa lên trước để tạo độ bằng phẳng nhất định. Nếu trát dầy hơn 1cm cần phải trát làm nhiều lớp, lớp trước khô xe mặt mới trát lớp sau. Sau khi mạng vữa lên tường cần dùng bàn xoa để xoa cho nhẵn. Chỗ giáp lai giữa hai lần trát rất rễ bị cộm cần phái chú ý đặc biệt. Trát những trụ cột độc lập cần chú ý đến bề rộng của đỉnh cột và chân cột, yêu cầu phải bằng nhau tránh hiện tượng trên to dưới nhỏ làm cho cột mất đi vẻ vững trãi của nó.
Việc trát tường được tiến hành khi khối xây đã đủ độ co ngót để tránh hiện tượng tường xuất hiện vết nứt ngang theo các mạch vữa. ở những nơi thường tiếp xúc với nước cần trát bằng vữa xi măng. Nếu có yêu cầu thì phải đánh màu xi măng, dùng xi măng nguyên chất hoà với nước thành dung dịch lỏng quyét lên bề mặt tường sau đó dùng bay miết bóng. Thời điểm tốt nhất để đánh màu là khi lớp vữa trát còn ẩm. sau khi đánh màu xong khoảng bốn tiếng thì bảo dưỡng thường xuyên.
Để đảm bảo chiều dày của lớp vữa theo yêu cầu thiết kế thì trước khi trát Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành đặt mốc bề mặt và đánh dấu chiều dày của lớp trát. Có nhiều cách đặt mốc : bằng cọc thép (đinh) bằng những cột vữa, bằng những nẹp gỗ hay kim loại.
Khi trát cần chú ý tuân theo nguyên tắc trát từ góc trát ra, từ trên xuống dưới và không nghỉ giữa chừng.
Mặt tường sau khi trát phải thẳng đứng, phẳng và phải bảo dưỡng tránh rạn chân chim, độ sai cho phép là 0.5% theo chiều đứng và 0.8% theo chiều ngang.
9.4. Công tác lát, ốp
Để công tác hoàn thiện ốp, lát đạt chất lượng cao, Nhà thầu chúng tôi rất chú trọng đến độ dính kết giữa bê tông và vữa, giữa vữa và gạch ốp lát. Độ dính kết này phải chắc chắn, đông đặc, không bị rỗng, như vậy sàn, bề mặt hoàn thiện cần phải sạch sẽ, tưới nước xi măng nguyên chất để tăng độ dính bám.
Công tác lát, ốp được Nhà thầu chúng tôi tiến hành trước công tác sơn. Lát từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới hạn chế việc đi lại qua những khu vực đã lát nền làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công. Trước khi ốp, lát bề mặt cấu kiện phải phẳng và sạch, chú ý phải lắp đặt xong hệ thống ống cấp, thoát nước, đường dây điện ngầm (nếu có) nhằm tránh tình trạng thi công xong phải đục làm lại.
Gạch ốp, lát phải được ngâm nước kỹ trước khi sử dụng, mạch vữa ốp lát rộng 4-5 mm, phải phẳng, đều và thẳng hàng. Gạch men ốp lát phải được kiểm tra kỹ đồng đều về màu sắc, kích thước đảm bảo gạch tiêu chuẩn cao, nếu ốp hai mặt vuông góc vào nhau thì viên gạch phải cắt vát 45 độ.
9.4.1. Công tác lát
Vật liệu gạch phải được kiểm tra quy cách, chủng loại trước khi đưa vào công trường và phải phù hợp các TCVN 6883;6885 : 2001 về gạch ốp, lát – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Công tác lát được thi công và nghiệm thu theo TCVN 303:2004 “Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu – Phần I : Công tác láng và lát trong xây dựng”.
9.4.1.1. Yêu cầu kỹ thuật
Vật liệu lát bằng gạch lát cao cấp, yêu cầu kỹ thuật như sau:
Sai số cho phép
– Cao độ theo phương ngang trên bề mặt sai số cho phép 2 ~ 3 mm.
– Không nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt lát phải phẳng không gồ ghề lồi lõm cục bộ, kiểm tra bằng thước nhôm có chiều dài 2m, khe hở giữa mặt lát và thước không vượt quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng yêu cầu thiét kế, kiểm tra độ dốc bằng ni vô, đổ nước thử hay cho lăn viên bi thép 10mm nếu có chỗ lõm tạo vũng đọng nước phải bóc lên lát lại.
Hoàn thiện
– Màu sắc và men gạch theo như bản vẽ.
– Các viên gạch lát phải vuông vắn, không cong vênh, sứt góc, không có các khuyết tật khác trên bề mặt, những viên gạch lẻ bị chặt thì cạnh chặt phải được mài phẳng.
– Chiều dày của lớp vữa xi măng lót không được quá 15mm, mạch gạch lát sàn : 1.5 mm và được chèn đầy bằng xi măng nguyên chất hoà với nước ( hồ nhão ).
9.4.1.2. Biện pháp thi công
Chuẩn bị mặt bằng
– Dọn dẹp vệ sinh mặt nền, tưới nước mặt nền.
– Chuẩn bị máy móc phục vụ thi công.
– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa.
– Ở những vị trí có yêu cầu về chống thấm nước như khu vệ sinh trước khi lát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các lớp vữa lót.
Trình tự thi công
– Theo bản vẽ các đường lưới mực sẽ được đánh trên mặt sàn, trắc đạc cung cấp đường vuông góc cho mạch gạch trung tâm.
– Trắc đạc sẽ đánh cốt + 600 mm trên mặt tường bao.
– Mặt phẳng vữa lót sẽ được triển khai trước với cao độ tương đối chính xác cho công tác lát gạch theo như bản vẽ thiết kế.
– Hàng gạch triển khai đầu tiên bắt đầu tại vị trí đường mực cho vuông góc và dây căng sẽ định vị đúng trên sàn. Mạch gạch thẳng hay cong sẽ được kiểm tra chặt chẽ cả hai phía.
– Cao độ sẽ cố định theo đúng bản vẽ, cùng với việc dùng dây căng định vị hai đầu trên tường và dùng thước đo xuống.
– Sau khi đã chắc chắn các bước trên hàng gạch bắt đầu triển khai theo hai cách. Cao độ và độ phẳng của mạch kiểm tra thường xuyên bằng dây căng và thước cũng như về chất lượng sản phẩm.
– Sau khi công việc kết thúc, kỹ sư sẽ kiểm tra và nếu cần thiết sẽ có chỉ dẫn để sửa chữa.
Phương pháp làm mạch gạch
– Mạch gạch chèn với vữa xi măng trắng (đã được chấp thuận, XM trắng + nước).
– Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm lên mach gạch lát làm bong gạch.
– Mặt sàn được lau sạch và bảo dưỡng bằng nước.
– Hồ xi măng lấp kín mạch gạch theo đúng quy cách và dùng giẻ lau cao su hay các dụng cụ có sẵn.
– Sau thời gian ngắn, vữa làm mạch gạch sẽ được lau sạch bằng giẻ hay miếng xốp, cho mạch sắc gọn không để xi măng bám dính nếu cần thiết mạch gạch có thể sửa lại.
– Cuối cùng lau sạch lại toàn bộ bề mặt đúng như yêu cầu hoàn thiện.
– Sau khi hoàn tất, kỹ sư nghiệm thu và sửa lại nếu cần thiết. Sau đó mời bên giám sát nghiệm thu và ký.
9.4.2. Công tác ốp gạch men
Vật liệu gạch phải được kiểm tra quy cách, chủng loại trước khi đưa vào công trường và phải phù hợp các TCVN 6883;6885 : 2001 về gạch ốp, lát – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Gạch ốp phải được chọn cận thện, không được nứt hoặc sứt mẻ cạnh góc, phải sạch đẹp và được ngâm nước ít nhất là 1 giờ trước khi ốp.
Trước khi ốp phải trát một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 theo thể tích.
Các viên gạch loại nhỏ gắn trực tiếp lên tường, nếu nặng hơn phải có móc sắt để neo vào tường. Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch ốp chặt vào tường, mạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ.
Khi ốp thì ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì dùng thước tầm để kiểm tra nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng.
Khi ốp, trát một lớp vữa mỏng lên bề mặt tường làm chân lát và lên mặt sau của gạch một lớp vữa nữa (thường 2-3 mm) rồi ốp ngay lên tường theo độ phẳng của dây văng và mạch ngang theo ống thủy bình.
Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang. ốp xong cả mạch hoà nước xi măng lau mạch. Sau khi ốp xong phải nương nhẹ mặt ốp khoảng 10 ngày cho mặt ốp thật rắn, lấy khăn lau bóng mặt, dùng thanh tre vót bẹt lấy cật để cào những vết vữa bám trên tường.
9.4.3. Công tác ốp đá
Các tấm đá tự nhiên có kích thước lớn, trọng lượng rất nặng, do không thể ốp theo phương pháp bằng vữa xi măng.
Nhà thầu chúng tôi sử dụng phương pháp thi công liên kết các tấm đá với mặt tường cần ốp bằng liên kết cứng, thực hiện liên kết giữa các tấm đá với tường bằng cách bắt vít nở thép vào mặt ốp thông quá các tấm thép bản. Củ thể như sau:
– Xẻ các lỗ 5mm x sâu 3cm ở các mặt cạnh chiều dày tấm đá theo mạch ngang, chiều dài lỗ 5cm. Số lỗ trên cạnh tấm đá phụ thuộc vào chiều dày tấm, khoảng cách 30 cm/1 lỗ.
– Gia công các thanh thép hình chữ L có kích thước 50x50x2 bằng thép không rỉ, một cạnh chữ L được xẻ đôi, một nửa được bẻ lên trên để đỡ các tấm đá phía trên, một nửa được bẻ xuống để đỡ các tấm đá bên dưới. Cạnh còn lại được bắt vào mặt ốp bằng vít nở thép.
– Các tấm đá được liên kết với tường bắng cách gắn các lỗ trên cạnh chiều dày đá đã xẻ vào các tấm thép bẻ lên trên và xuống dưới. Các tấm thép được điều chỉnh sao cho mặt ốp phẳng, thẳng, không nhai mạch.
– Sau khi các tấm đá đã được liên kết vào mặt ốp dùng keo epoxy là loại keo chuyên dụng, có độ dính bám rất cao bơm lấp đầy các lỗ rãnh đã xẻ để liên kết chắc đá vào bản thép, ngoài ra còn bảo vệ chống ăn mòn bản thép dưới tác dụng của môi trường.
– Sau khi hoàn thành công tác lắp dựng đá, tiến hành tra mạch bằng keo silicon co pha bột màu theo mặt đá.
9.5. Công tác láng
Công tác láng áp dụng theo TCVN 5674:1992.
Lớp láng được thực hiện trên nền gạch, bê tông, trước khi láng kết cấu nền phải ổn định và phẳng, cọ sạch các vết dầu, rêu, bụi bẩn.
Để đảm bảo độ dính bám tốt giữa lớp vữa láng và nền nếu mặt nền kho phải tưới nước và tạo nhám cho bề mặt. Nếu là lớp vữa lót thì phải có khái ô cạnh 10 – 15 cm.
Lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng cát với kích thước hạt cốt liệu lớn nhất không quá 2mm, xoa phẳng theo độ dốc thiết kế. Tùy vào thời tiết và độ ẩm, nhiệt độ không khí, … sau khi láng xong lớp vữa cuối cùng khoảng từ 4-6 giờ mới có thể tiến hành đánh bóng bề mặt láng bằng một lớp bột xi măng hay lớp hồ mỏng xi măng.
Mặt láng phải đảm bảo độ bóng và phẳng theo thiết kế.
9.6. Công tác chống thấm
Đây là công tác đặc biệt quan trọng trong thi công nó liên quan đến độ vĩnh cửu và tính thẩm mỹ công trình, ở khu vực cần chống thấm như tầng ham, mái, sê nô, sàn vệ sinh, bể nước ngầm, …
9.6.1. Chống thấm sàn và tầng hầm (bằng sản phẩm Sika)
9.6.1.1. Công tác chuẩn bị về bề mặt bê tông và các cạnh
– Để được bề mặt bằng phẳng và nhẵn, sử dụng Sika refit 2000 để lấp những lỗ rỗng bề mặt.
– Dùng máy loại bỏ những phần dễ bong chóc hoặc rỗ tổ ong.
– Làm bão hòa bề mặt bằng nước sạch. Trộn lớp Sika Monotop R610 như bản hướng dẫn kỹ thuật. Dùng cọ cứng quét lớp kết nối này lean bề mặt được làm ẩm trước.
– Trộn vữa sửa chữa Sika Monotop R bản hướng dẫn kỹ thuật. Khi lớp kết nối còn ướt dùng bay thi công lớp Monotop R với độ dày tối đa không quá 20 mm, nếu chiều dày của nơi can sửa chữa lớn hơn 20 mm thì phải để cho lớp thứ nhất cứng lại mới tiếp tục thi công lớp thứ 2. Thời gian thi công giữa 2 lớp khoảng từ 12h đến 3 ngày.
– Chỗ sửa chữa phải được bảo dưỡng ít nhất 3 ngày bằng bao bố ẩm hoặc chất bảo dưỡng.
9.6.1.2. Thi công lớp chống thấm
– Lớp lót được tao ra bằng cách pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước, sau đó được quét bằng bàn chải hoặc phun lên bề mặt chống thấm. Lượng tiêu thụ khoảng 0.2-0.3 kg/m2. Trong trường hợp bề mặt hút ẩm thì can phải làm ẩm bề mặt nhưng tránh để lại đọng nước.
– Đợi lớp lót khô hẳn mới thi công lớp tiếp theo.
– Quét ít nhất 3 lớp Sikaproof Membrane (lượng dùng khoảng 0.6 kg/m2). Đợi lớp trước khô hẳn (1-2 giờ) mới quét lớp tiếp theo.
– Tại gờ biên hoặc ở những nơi có dịch chuyển kết hợp với lưới sợi thủy tinh (tối thiểu 75 g/m2) hoặc lưới thủy tinh với kích thước mắt khoảng 200 mm. Lưới sợi thủy tinh phải được gắn chặt không bị căng phồng khi thi công.
9.6.2. Chống thấm mái, khu vệ sinh, …
Công tác chuẩn bị
– Sau khi đổ bê tông được 1-2 giờ là tiến hành cho ngâm nước xi măng ngay, với hàm lượng theo quy định.
– Làm vệ sinh kỹ mặt bê tông trước khi xử lý chống thấm bằng cách dùng bàn chải, chổi sơn quét sạch cát bụi. Tốt nhất có thể dùng khí thổi cho thật sạch, thật khô bề mặt.
– Dùng máy loại bỏ những phần dễ bong chóc hoặc rỗ tổ ong.
– Chỗ tiếp giáp giữa ống thoát nước mưa và đáy sê nô phải dùng phễu kim loại, không dùng phễu nhựa. Đồng thời nhồi vữa xi măng mác cao cho đảm bảo thật kín.
Đối với công trình này theo như hồ sơ thiết kế thì Nhà thầu chúng tôi sử dụng sản phầm chống thấm bằng các sản phẩm Shell Flinkote và Sika.
Biện pháp thực hiện đối với việc thực hiện chống thấm bằng sản phẩm Shell Flinkote:
Shell Flintkote là một hệ sản phẩm dạng nhũ tương bitum nước được tập đoàn Shell nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công trên 25 năm qua tại nhiều nước, chuyên dùng trong lĩnh vực chống thấm công nghiệp và dân dụng.
Shell Flintkote mang lại sự an tâm cho mọi người và bảo vệ tối đa cho công trình với các ưu việt khi sử dụng :
+ Không gây độc hại cho môi trường, không mùi, không tạo ra lớp màng dầu trên mặt nước.
+ An toàn tuyệt đối cho người thi công vì không gây cháy nổ và không độc hại.
+ Tạo thành lớp phủ liền mạch không có mối nối trên tất cả các loại mặt nền.
+ Kết dính tuyệt vời với mặt nền giúp ngăn ngừa không cho nước thấm vào giữa lớp màng và lớp nền, không phồng rộp.
Shell Flintkote là loại nhũ tương bitum ổn định một thành phần, khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bền vững. Đối với mọi người đều có thể tự thi công chống thấm bể nước, phòng tắm, bồn hoa, ban công, … một cách dễ dàng bằng chuỗi, bay trát hoặc ru lô.
Khi thực hiện, cần làm sạch bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các vật liệu rời khác, tạo dốc để bề mặt thoát nước tốt. Tiếp sau đó, quét một lớp Shell Flintkote 3 pha với nước theo tỉ lệ 1:1 với định lượng 0.2 l/m2, để chờ thẩm thấu sâu vào trong lớp vữa hoặc bê tông, chờ cho khô. Sau đó, quét một lớp Shell Flintkote 3 nguyên chất với định lượng 0.5 l/m2 theo một chiều nhất định để tạo thành một lớp màng chống thấm dẻo, chờ cho khô. Cuối cùng, quét tiếp một lớp Shell Flintkote 3 nguyên chất với định lượng 0.5 l/m2 theo chiều vuông góc để tăng độ phủ dẻo và tạo thành một lớp màng chống thấm bền chắc. Khi lớp Shell Flintkote 3 này còn đang ướt, vẫy lên một lớp cát khô mỏng và sạch. Để khô hoàn toàn, sau đó trát hỗn hợp vữa xi măng cát lên và nếu muốn, có thể lát gạch ceramic lên trên.
Đối với việc chống thấm các hạng mục này bằng các sản phẩm của Sika thì Nhà thầu chúng tôi có kèm theo Cataloge giới thiệu chi tiết từng sản phẩm và cách thi công của từng sản phẩm đó.
9.8. Công tác sơn nước tường, trần
9.8.1. Vật liệu bả
Vật liệu bả (còn gọi là bột trét, bột bả tường, matis) thuân thủ theo TCVN 7239:2003 Bột bả tường – Yêu cầu kỹ thuật.
Các loại vật liệu để bả phải đảm bảo chất lượng, tỷ lệ pha chế và cách pha chế phải được thực hiện nghiêm túc. Sau khi pha chế xong phải bả thử lên tường 2m2 để kiểm tra trước khi bả đại trà.
Các quy trình bả phải được thực hiện đúng nhằm đảm bảo chất lượng của phần bả.
Tuyệt đối không được bả lên tường mới trát chưa khô hoặc thường xuyên bị ẩm lúc chưa xử lý chống thấm.
Trước lúc bả phải rải giấy tránh rơi vữa lên trên mặt sàn.
Vật liệu bả phải tuân thủ theo chất lượng của nhà sản xuất, bên ngoài nhất thiết phải bả bằng matis chống thấm.
9.8.2. Công tác bả
Dọn vệ sinh bề mặt.
Kiểm tra lại bề mặt tường, trần trước khi sơn nếu có những chỗ lồi lỏm cần thiết phải bả matis.
Dùng giấy ráp đánh sạch một lượt, lau sạch bụi, sau đó dùng giấy ráp mịn đánh lại.
Lớp bả không được dày quá 3.0 mm. Khi bả lớp thứ nhất khô trắng mới bả lớp thứ hai.
Trước lúc bả lớp thứ hai phải dùng giấy ráp nhám số 3 xoa cho tường, trần phẳng mới tiến hành bả.
Sau khi bả xong các lớp, mặt tường, trần phải mịn, bóng không được rỗ, xước mới sơn phủ bề mặt. Tổng số chiều dày các lớp bả phải nhỏ hơn 1 mm.
Khi lớp bả khô trắng, phải lấy giấy ráp số 1 xoa nhám cho thật bóng, nhẵn.
9.8.3. Sơn tường
Mặt tường sau khi bả xong matis đã khô trắng, thì mới tiến hành sơn. Trước khi sơn phải:
– Lau sạch bụi trên mặt tường, trần.
– Dùng băng dính khổ rộng 60 mm dán xung quanh khuôn cửa để tránh sơn dính vào khung trong suốt quá trình thi công.
– Sơn tường 3 lớp:
+ Lớp lót tỷ lệt 0.3 kg/m2.
-Sau khi sơn lót 24-48 giờ để sơn thật khô mới sơn lớp thứ hai.
+ Lớp thứ hai tỷ lệ sơn 0.2 kg/m2.
-Trước khi sơn lớp thứ hai phải dùng giấy nhám làm nhẵn lớp sơn cũ, lau sạch bụi phấn, dùng ru lô lăn tiếp lớp thứ hai.
+Sơn lớp thứ ba : Cũng tương tự như các lớp trên.
Bề mặt sau khi sơn phải đảm bảo thật phẳng, mịn màng không lồi lõm. Màu sơn đồng nhất không có tỳ vết hoặc hoen ố hay vết sơn chảy đọng.
Cần có biện pháp che chắn phần sơn đã hoàn thiện ở những nơi có nhiều người qua lại hoặc thao tác công tác khác để tránh các vết bẩn do tay chân hoặc vật liệu khác bám vào.
Phần tiếp xúc mặt ngoài Nhà thầu chúng tôi sẽ có biện pháp chống nứt tường sau sơn tùy vào điều kiện củ thể trong quá trình thi công.
Khi sơn phòng nào thì phải cho trải kín giấy dưới nền phòng đó, như vậy công tác sơn nước mới không làm ảnh hưởng đến chất lượng nền, công tác dọn dẹp, bàn giao cũng được thuận tiện và nhanh chóng.
Màu sơn phải cùng màu, trước khi sơn phải có sự đồng ý của Chủ đầu tư, giám sát kỹ thuật công trình về màu sắc, tiến hành sơn nước từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.
9.9. Công tác lắp dựng trần thạch cao
Việc gia công lắp dựng hoàn chỉnh phần trần được một cán bộ kỹ thuật phụ trách bao gồm:
– Xem thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, tính toán theo thiết kế lên phương án để dự toán khối lượng thi công.
– Khảo sát thực tế tại hiện trường, đo đạc, tính toán và cân đối thiết kế để gia công cho thích hợp nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Kiểm tra lại toàn bộ các thông số kỹ thuật lần cuối và tiến hành gia công hệ xương trần bằng kim loại.
– Tiến hành đo đạc và bắn mốc lấy thăng bằng, lấy các độ nghiêng theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật lên thực tế hiện trạng bằng máy thủy bình.
– Liên kết hệ xương vào trần bê tông và giữa các thanh chịu lực với nhau. Xương trần liên kết với trần bằng hệ thống tăng đơ (có thể điều chỉnh độ cao).
– Hệ thống tăng đơ được liên kết với trần bằng hệ thống vít nở, thép dùng máy khoan Bosch đặc chủng và gia cố bằng đinh đóng bê tông.
– Căn chỉnh hệ thống tăng đơ và chống dùng ni vô và dây căng để thường xuyên kiểm tra hệ thống xương trần, đảm bảo độ phẳng và độ dốc của hệ thống trước khi đưa tấm trần lên lắp dựng.
– Sau khi gia cố xong hệ thống xương trần thì đi dây điện, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ngầm và các yêu cầu kỹ thuật của hê xương lần cuối mới tiến hành lắp tấm trần.
Một số yêu cầu kỹ thuật khác khi lắp dựng trần thạch cao:
– Lắp đặt các tấm trần làm sao để các vị trí mối liên kết, các tấm chính xác đúng như thiết kế bản vẽ. Nếu không phải lắp đặt cân đối theo các dung sai cho phép.
– Cắt mép các tấm trần và ghép sao cho các mép kín, khít khi ghép nối. Đảm bảo trong điều kiện sử dụng bình thường chúng không bị bung ra hoặc bị hỏng do khuyết tật.
– Lắp dựng các cấu trúc đỡ theo các yêu cầu mặt tải trọng cho từng loại trần, cho phép gắn được các phụ tùng, phụ kiện, các đường ống, giá đèn, …
– Các mối nối, liên kết phẳng, dùng loại keo có phụ gia gia cường, các mối nối liên kết đối đầu: liên kết ở các cấu thành khung, cò chèn chặt.
– Khu ẩm ướt yêu cầu phải lắp đặt hệ thống đỡ phụ, chống thấm, trám trét keo xi măng đúng yêu cầu kỹ thuật.
9.10. Công tác lắp dựng cửa nhôm kính
Trước khi thực hiện gia công từng loại cửa của bản vẽ thiết kế Nhà thầu chúng tôi sẽ trình bày Cataloge mẫu mã của nhôm và kính để gia công cửa theo đúng chủng loại như hồ sơ thiết kế cho Chủ đầu tư cũng như các phụ kiện kèm theo.
Sau khi đã được sự chấp thuận của Chủ đầu tư Nhà thầu chúng tôi mới tiến hành đặt hàng hàng loạt, dựa vào số liệu chính xác của Chủ đầu tư cung cấp và tiến hành gia công sau 10 ngày đặt hàng. Các cấu kiện được gia công tại xưởng và sẽ được vận chuyển đến công trường lắp dựng theo tiến độ thi công của công trình.
Các cấu kiện khi chuyển đến công trường sẽ được Nhà thầu chúng tôi bảo quản kỹ lưỡng tránh không để xảy ra tình trạng cấu kiện bị tray xước cũng như biến dạng hình học trước khi lắp dựng.
9.10.1. Gia công cấu kiện và vận chuyển đến công trường
Việc gia công sẽ được đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao phù hợp với công tác đảm bảo chính xác, mỹ thuật khi đưa vào lắp dựng.
Các vật liệu cắt và lắp ráp sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng tuyệt đối không để xảy ra việc cắt thừa hoặc thiếu các thanh cấu tạo cho cấu kiện. Các thanh nhôm của cấu kiện khi lắp dựng đảm bảo độ chính xác về chiều dài, độ kín khít tại các vị trí giao giữa các thanh, góc giao giữ các thanh đảm bảo theo đúng thiết kế.
Khi lắp ráp các cấu kiện cửa tại xưởng Nhà thầu chúng tôi sẽ sử dụng khuôn mẫu định vị cho từng loại cửa đảm bảo số lượng cửa được sàn xuất hàng loạt giống như cửa mẫu mà Nhà thầu chúng tôi đã trình với Chủ đầu tư.
Trước khi xuất xưởng các cấu kiện phải được kiểm tra lại lần cuối về kích thước hình học, độ phẳng của cấu kiện. Khi vận chuyển các cấu kiện phải được bao bọc kỹ lưỡng tránh tình trạng cấu kiện bị tray xước do ma sát khi vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển thanh nhôm phải bằng xe chuyên dụng (xe tải) có thùng chở rộng và dài hơn kích thước của cấu kiện can chuyên chở. Trên xe phải có bộ giá đỡ cấu kiện nhằm mục đích các cấu kiện có điểm tựa vững chắc và không đè lên nhau. Các cấu kiện phải được neo buộc chắc chắn vào bộ giá đỡ không để tình trạng cấu kiện bị xô đẩy làm trầy xước bề mặt khi vận chuyển trên đường đến công trường.
9.10.2. Lắp dựng cấu kiện và bảo quản
Khi vận chuyển từ vị trí tập kết đến vị trí lắp dựng tùy cấu tạo của từng cấu kiện Nhà thầu chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp vận chuyển để tránh tình trạng biến dạng trước khi lắp dựng.
Tại các vị trí tiếp giáp với tường trước khi tiến hành lắp dựng Nhà thầu chúng tôi mới tháo bỏ phần bao bọc cấu kiện chống trầy xước. Các cao độ lắp dựng của cấu kiện được chúng tôi đo đạc định vị theo tim cốt sao cho tất cả các cửa được lắp dựng đúng theo cao độ thiết kế.
Các khuôn cửa được liên kết vào tường đúng theo chủng loại kỹ thuật và vị trí liên kết được Nhà thầu chúng tôi định vị trước đảm bảo độ chính xác. Các cấu kiện sau khi lắp dựng phải được kiểm tra độ phẳng, thẳng đứng của khuôn cửa không để hiện tượng vặn vỏ đỗ hoặc nghiêng.
Tại các vị trí của khuôn cửa tiếp giáp với cấu trúc khác như hồ tô tường, hồ tô bê tông được Nhà thầu chúng tôi dùng Silicon bơm vào giữa các mạch tiếp xúc. Tùy theo vị trí ở trong nhà hay ngoài trời mà Nhà thầu chúng tôi sẽ sử dụng vật liệu thích hợp cho công tác này. Các mạch Silicon được chúng tôi sử dụng thiết bị chuyên dùng và đội ngũ công nhân có tay nghề cao sao cho mạch Silicon đều, bịt kín các khe hở và không làm lem ra mặt hoàn thiện của cấu trúc khác.
Các cửa được gia công lắp đặt chính xác theo thiết kế đảm bảo độ kín khít, vuông vắn và được kiểm tra trước khi lắp dựng. Sau khi lắp đặt cửa phải kiểm tra vận hành thử không để xảy ra tỉnh trạng cọ xát giữa cạnh cửa và khuôn cửa (đối với cửa sổ trượt), sự ma sát giữa cánh cửa và khuôn bao, mặt nền (đối với cửa sổ mở hai đi).
Công tác lắp dựng kính là công đoạn cuối cùng, tùy theo từng chủng loại cũng như kích thước mà chúng tôi sẽ tiến hành đo, cắt, lắp dựng. Kích thước của từng loại sẽ được Nhà thầu chúng tôi tiến hành đo đạc chính xác sao cho khi lắp dựng độ hở giữa kính và cánh cửa đạt yêu cầu kỹ thuật (không cho gió, nước xuyên qua nơi tiếp giáp giữa kính và khung cánh cửa cũng như kính không bị xô lệch khi có tác dụng của ngoại lực). Kính được bảo vệ không bị hoen ố, trầy xước khi nghiệm thu bằng cách dán giấy báo hiệu đã lắp dựng kính cũng như biển báo để mọi người trên công trường chú ý không để tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Các phụ kiện lắp dựng cùng cửa như tay name, khóa, hoen, móc, … được chúng tôi cung cấp và lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi thực hiện xong khu vực nào Nhà thầu chúng tôi sẽ bảo quản kỹ lưỡng phân trách nhiệm cho từng người có liên quan. Trước khi bàn giao Nhà thầu chúng tôi sẽ tổ chức vệ sinh toàn bộ bao gồm các công tác tháo bỏ vật liệu bọc cấu kiện chống trầy xước, vệ sinh kính, lau chùi các vết bụi bẩn nếu có trên toàn cấu kiện. Công tác này được Nhà thầu chúng tôi thực hiện bằng vải mềm và nước lau chùi chuyên dùng để tránh tình trạng cấu kiện bị trầy xước hoặc hoen ố sau khi vệ sinh. Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành vệ sinh từng khu vực (không vệ sinh tràn lan dẫn đến không kiểm soát được công tác cũng như công tác bảo quản và bàn giao).
9.11. Thi công vách kính khung nhôm
9.11.1. Công tác thi công khung nhôm
9.11.1.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
+TCVN 5674-1992 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng.
+TCVN 5838-1994 : Nhôm và hợp kim nhôm – Yêu cầu kỹ thuật chung.
+TCVN 5840-1994 : Nhôm và hợp kim nhôm – Sai lệch về kích thước.
+TCVN 330-2004 : Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
9.11.1.3. Các yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu
Tất cả vật liệu đã được thể hiện yêu cầu và kèm theo cataloge.
9.11.1.4. Biện pháp thi công
9.11.1.4..1. Gia công
Công tác cắt và dập lỗ
Sau khi có bản vẽ chi tiết các vách kính khung nhôm và cửa (chi tiết các thanh) thanh nhôm sẽ được đưa lên băng chuyền, định vị đồng hồ cho đúng kích thước theo kích thước trong thiết kế mới tiến hành cắt.
Thanh nhôm sau khi cắt sẽ được dập lỗ theo thiết kế, theo cấu tạo của từng loại cửa.
Gia công mép cắt và lỗ dập
– Mép các chi tiết sau khi cắt bằng lưỡi cắt cũng phải gia công cơ khí tương ứng như đã được nêu ở trên. Đặc biệt mép sau khi cắt bằng lưỡi cắt phải nhẵn, không có rìa xờn vượt quá 0.3 mm và không có các vết nứt. Nếu mép cắt và mép dập có độ sờn thì dùng dũa mài lại cho phẳng.
– Mép các chi tiết sau khi được gia công phải nhẵn, độ gồ ghề không quá 0.1 mm.
– Độ sai lệch về kích thước và hình dạng của các mép chi tiết gia công phải tuân thủ theo sự sai lệch cho phép của các bản vẽ chi tiết kết cấu hoặc TCVN 1619 : 1975.
9.11.1.4.2. Bảo vệ thanh nhôm
Các thanh nhôm sau khi được gia công tại xưởng theo đúng thiết kế được dán băng keo bảo vệ và bó thành từng cấu kiện, theo từng chủng loại có đánh số thứ tự và ký hiệu vách lắp đặt tại công trường.
Sau khi nhôm đã tới công trường sẽ được đưa vào kho tạm tại công trình tại các tầng lầu. Các thanh nhôm sẽ được đặt trên các thanh gỗ cứng trên sàn và sắp xếp ngay ngắn theo từng chủng loại.
9.11.1.4.3. Thi công lắp đặt
Trước khi lắp dựng Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra độ chính xác của các bulong, đối với các bulông chịu lực lớn trước khi thi công Nhà thầu chúng tôi đề ra biện pháp kiểm tra và kiểm soát được lực siết theo thiết kế.
Việc lắp ráp Nhà thầu chúng tôi sẽ sử dụng thợ có tay nghề cao đảm nhiệm với công việc đảm bảo chắc chắn, chính xác, mỹ thuật. Nhà thầu chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ độ thẳng đứng, độ phẳng khi lắp ráp bằng máy kinh vĩ và thủy bình, tránh hiện tượng vặn vỏ đỗ hoặc nghiêng.
Mặt nhôm không được trầy xước, sứt sẹo, tỳ vết. Tuyệt đối không được để hồ xi măng hoặc các hoá chất có hại dính bám vào thanh nhôm phá hoại lớp mạ. Tốt nhất là dùng băng keo bảo vệ bọc kín khi thao tác.
Keo silicon dùng trám các khe nối phải là loại tốt, trong suốt, không bị ngả màu vàng khi gặp nắng và nước mưa. Joint cao su phải là loại tốt đồng bộ với sản phảm nhôm ngoại nhập.
9.11.2. Công tác thi công lắp dựng kính
9.11.2.1.Tiêu chuẩn kỹ thuật
+TCVN 7736-2007 : Kính xây dựng – Kính kéo.
+TCVN 7737-2007 : Kính xây dựng – Phương pháp xác định độ xuyên quang, độ phản quang, tổng năng lượng bức xạ mặt trời xuyên qua và độ xuyê bức tử ngoại.
+TCVN 7364-1:2004 : Kính dán an toàn, kính dán nhiều lớp – Thành phần vật liệu.
+TCVN 7364-2:2004 : Kính dán nhiều lớp.
+TCVN 7634-4:2004 : Phương pháp thử độ bền.
+TCVN 7364-5:2004 : Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
+Thông tư 11/2009/TT-BXD : Quy định công tác chất lượng sản phẩm hàng hoá kính xây dựng.
9.11.2.2.Các yêu cầu đối với vật liệu
Kính phải có chứng chỉ chứng nhận hợp quy phù hợp bởi các tổ chức chứng nhận do Bộ xây dựng chỉ định.
Phải có hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Kính phải là kính chính phẩm, không có sóng gợn, không bị mốc và có đô trong suốt tuyệt đối.
Kính dán an toàn nhiều lớp – Đạt các chỉ tiêu chất lượng về:
– Độ bền va đập.
– Độ bền (chịu nhiệt độ cao, chịu ẩm, chịu bức xạ).
9.11.2.3.Biện pháp thi công
Chủng loại kính và chi tiết đệm nẹp kính phải thỏa mãn yêu cầu của thiết kế, những chi tiết bằng thép phải được sơn hoàn chỉnh. Những chi tiết chuyển động ( như bản lề, chốt, v.v…) không được đè tì lên kính và lên kết cấu khung lắp kính. Các chi tiết chôn sẵn phải là thép không rỉ.
Silicol lắp kính phải đủ độ dẻo, cho phép chèn kín và lấp chặt các khe hở giữa kính và khung. Sau khi gắn vào vị trí khung, bề mặt silocol không được có vết rạn nứt. Khi chèn silicol không cần phải ấn mạnh. Độ dẽo và đô mịn của silicol phải dễ miết phẵng và nhẵn tạo đường mạch liên tục không gồ ghề, không dính bệt vào kính hay khung và khi miết không được trượt lên bề mặt kết cấu. Khi kiểm tra đô dẽo của silicol bới lớp miết dày 0.5mm dàn trên bản sắt tây, không được nhỏ hơn 20mm.
Silicol phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định và có nhãn hiệu của nơi sản xuất.
Sản phẩm kính đưa đến công trình phải được gia công sẵn theo đúng kích thứơc đặt hàng hoặc theo thiết kế. Kèm theo sản phẩm kính phải có các loại đệm nẹp định vị. Việc cắt kính do thợ chuyên môn thực hiện. Những sản phẩm kính sau khi cắt phải được đóng kiện theo từng loại kích thước và xếp thành từng bộ.
– Kính đưa tới công trình phải nguyên đai và được vận chuyển vào kho tạm ở công trình. Kính phải được đạt trên giá kính có nệm mút chống trầy, kệ kính phải đặt bằng phẳng trên nền bê tông sàn.
– Kính phải được gắn sâu vào trong rãnh của khung một đoạn bằng ¾ chiều rộng của rảnh. Giữa mặt kính và sườn của rãnh lồng kính phải có một khoang hở ít nhất là 2mm để chèn silicol. Lớp silicol để chèn các khoảng hở nói trên phải liên tục không bị đứt đoạn, miết phẳng nhẵn và không có lớp lồi lõm.
– Các loại kính cần phải được định vị chắc chắn bằng các chi tiết phù hợp với vật liệu và các chi tiết của khung đúng theo hồ sơ thiết kế.
Việc cho phép việc lắp ghép kính có mối ghép ( trong một khoảng kính), kính có vết rạn nứt dài quá 10mm, các vết ố không thể lau rửa sạch, kính có các dị tật và khuyết tật khác… Trừơng hợp khoảng kính lắp có nối ghép, phải thỏa thuận với cán bộ thiết kế công trình.
Kính lắp khung thuộc kết cấu bao che lấy ánh sáng từ bên ngoài vào, ngoài việc bảo đảm định vị chắc chắn và liên kết chặt kính và khung. Các liên kết phải bàng Inox, Silicol sử dụng phải chịu được tác dụng của mưa nắng thường xuyên phải có tính dẽo lớn.
Việc di chuyển và lắp đặt kính phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận bằng tay hay thiết bị có bơm hơi. Khi thi công kính phải đặc biêt chú ý tuân thủ về an toàn lao động. Công tác trát silicol phải có thiết bị bơm nhồi.
Việc nghiệm thu công tác kính chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành các công việc định vị kính, silicol đã khô và khung kính đã hoàn chỉnh.
Nghiêm thu công tác lắp kính. Khi nghiêm thu công tác lắp kính phải thỏa mãn cac yêu cầu sau:
– Rãnh để lắp kính phải đảm bảo kích thước theo thiết kế.
– Chất lượng mạch gắn silicol phải phẵng nhẵn mịn mặt, không có vết nứt, không có vết long khỏi kính và không có khe hở. Trong trường hợp cần thiết phải kiểm tra chất lượng mạch gắn silicol, mạch silicol phải chắc đặc, không có khuyêt tật.
– Đường viền mép của mạch silocol tiếp giáp với kính phải phẳng, song song với gờ rãnh, trên bề mặt kính của mạch gắn, không thấy có phôi silocol vụn lở long ra.
– Các đệm cao su phải ép sát và giữ chặt kính, không có kẻ hở giửa đệm với khung.
– Trên bề mặt kính sau khi lắp xong không được có các vết nứt, vết rạn và các khuyết tật khác.
– Các gối đỡ phải có đệm mềm chống chấn động.
– Trên kêt cấu cũng như trên mặt kính sau khi lắp phải làm sạch, không có vết dính bùn, silicol hay sơn, vết vữa và các vết bẩn dầu mỡ.
- Thi công công tác M&E
Yêu cầu vật liệu
Vật tư đưa vào công trình để thi công được lấy mẫu trình Chủ đầu tư để kiểm tra thống nhất mẫu mã và chủng loại.
Trong quá trình thi công, tổ kỹ thuật điện, nước thường xuyên kiểm tra và kết hợp cùng kỹ thuật A để giải quyết những vấn đề cần thiết trong quá trình thi công.
Các vật tư phụ kiện và thiết bị sử dụng cho công trình đúng như yêu cầu của hồ sơ thiết kế cũng như hồ sơ mời thầu.
Trình tự thi công
Giai đoạn 1 : Thi công hệ thống ngầm.
Giai đoạn 2 : Kiểm tra, thử tải.
Giai đoạn 3 : Lắp ráp thiết bị.
Biện pháp thi công
Giai đoạn 1: Thi công hệ thống ngầm
– Phối hợp trong quá trình thi công bê tông, đi đường ống ngầm, đường dây ngầm tại những tuyến cần thiết, chờ sẵn các lỗ hổng kỹ thuật, các móc sắt liên kết, lỗ thông dầm, sàn, lỗ thoát nước.
– Phối hợp trong công tác xây, đi ngầm đường ống và đường dây ở những tuyến có thể đi được. Những tuyến không đi được thì sau khi tường đủ thời gian đông cứng vữa, tiến hành đục xẻ rãnh trên tường bằng máy kết hợp thủ công để đi đường ống, đường dây ngầm.
– Phối hợp công tác trát, ốp, láng, làm trần, tiến hành luồn dây điện vào đường ống, đặt hộp nối, máng cáp, hộp cứu hỏa, lắp tủ điện đảm bảo hoàn chỉnh trước khi lấp kín.
Giai đoạn 2: Kiểm tra, thử tải
– Trước khi lấp kín, tiến hành kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống, đường điện, nước.
– Lắp van, kiểm tra áp lực đường ống cấp thoát nước, cứu hỏa.
– Kiểm tra đinh vít cố định, giá đỡ.
– Công tác kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng như Vôn kế, Ampe kế, Ohm kế, Máy nén khí hay máy bơm áp lực.
Giai đoạn 3: Lắp ráp thiết bị hoàn thiện
– Sau khi công tác ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 hoàn thành, tiến hành trát, ốp, lát, làm trần lấp kín hệ thống đi ngầm của điện, nước, chống cháy, chống sét.
– Khi công tác hoàn thiện phần xây dựng trong giai đoạn hoàn thiện, đảm bảo hệ thống từng phòng, từng khu, tiến hành lắp các phụ kiện và thiết bị như đèn, ổ cắm, công tắc, phụ kiện chống cháy, thiết bị vệ sinh, máy bơm nước và tất cả các công việc còn lại liên quan đúng thời điểm thích hợp cho từng vị trí.
Biện pháp thi công hệ thống điện
Nhà thầu chúng tôi đảm bảo thi công hệ thống điện dảm bảo theo đúng Quy phạm áp dụng TCXD 25 – 1991 và TCXD 27 – 1991.
Thi công lắp đặt
– Dây điện đặt trong ống PVC phải theo đúng quy cách, cỡ ống.
– Lắp đặt ống bảo vệ ngay ngắn theo chiều đứng và ngang (góc cột, góc tường, nách dầm), các chỗ nối, quanh cua phải được lắp đặt phụ kiện thích hợp, đảm bảo kín ống và mỹ quan.
– Ống bảo vệ được cố định bằng móc đỡ dây, cố định máng cáp bằng bu lông nở sắt.
– Các đầu dây thiết bị được luồn vào ống bảo hộ, đánh số đầu dây, bấm cote cho tiện việc đấu nối, lắp đặt thiết bị và sửa chữa về sau.
– Cố định máng cáp và các thiết bị cần thiết được lắp bằng bu lông nở sắt, nhựa d6 đến d16.
– Tổ chức nghiệm thu hệ thống dây dẫn trước khi được che kín.
– Trước khi lắp thiết bị cho phần điện phải kiểm tra đo điện trở đường dây, điện trở tiếp đất an toàn.
– Lắp đặt thiết bị đúng các chủng loại thiết bị nêu trong hồ sơ dự thầu và thiết kế.
Kiểm tra, thử tải
– Kiểm tra cách điện tại tủ điện, đường dây dẫn và các thiết bị cần thiết trước khi đóng điện lưới với tủ, đo kiểm tra các pha và ngắt điện toàn bộ thiết bị để tiến hành đóng thử từng khu vực một.
– Thời gian thử tải để kiểm tra ít nhất là 36 giờ trong thời gian thử tải có phối hợp với Chủ đầu tư, Đơn vị thiết kế, tổ kỹ thuật điện cùng kiểm tra.
– Các thông số kiểm tra điện dựa theo thông số kỹ thuật điện và yêu cầu thiết kế.
– Trong từng giai đoạn công việc đều được kiểm tra thử tải đầy đủ trước khi thi công công việc tiếp theo nhằm đảm bảo hệ thống thông suốt và an toàn tuyệt đối.
- Kế hoạch phối hợp với các nhà thầu khác
Để rút ngắn tiến độ thi công và kết hợp thi công với các nhà thầu khác, nhà thầu chúng tôi kết hợp thi công song song với nhà thầu thi công ép cọc.
Trước khi tiến hành thi công cừ larsen Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định phạm vi, tim mốc tường vây. Công tác này được tiến hành chính xác bằng máy trắc đạc, trong lúc thi công kết hợp với nhà thầu thi công ép cọc để thực hiện.
- Biện pháp xử lý sự cố trong thi công
Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần, toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
Có nhiều loại nguyên nhân để phân loại, thống kê, phân tích và tổng hợp các nguyên nhân theo các giai đoạn và các yếu tố khách quan và chủ quan như sau:
– Sự cố sập đổ: Bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dở bỏ để làm lại.
– Sự cố về biến dạng: Nền, móng bị lún, kết cấu bị nghiêng,… làm cho công trình có nguy cơ sập đổ hoặc không thể sử dụng được bình thường phải sửa chữa mới dùng được.
– Sự cố về sai lệch vị trí: Móng, cọc móng sai lệch vị trí, hướng, sai lệch vị trí quá lớn của kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn,… cụ thể dẫn tới nguy cơ sập đổ hoặc không sử dụng được bình thường phải sửa chữa hoặc thay thế.
– Sự cố về công năng: Công năng không phù hợp theo yêu cầu, chức năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt không đạt yêu cầu,… phải sữa chữa, thay thế để đáp ứng công năng của công trình.
Biện pháp xử lý và khắc phục
Việc xử lý sự cố sẽ được Nhà thầu chúng tôi khắc phục một cách khoa học, cẩn trọng, đảm bảo hiệu quả sử dụng và kinh tế tốt nhất vì vậy cần thiết phải:
– Điều tra nguyên nhân sự cố chính xác.
– Chọn phương án xử lý sự cố cho phù hợp và đặc biệt lưu ý đến đặc điểm kết cấu của công trình.
Kiểm tra thiết kế
– Rà soát lại toàn bộ các số liệu cung cấp cho thiết kế như số liệu về địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng, các tải trọng được sử dụng trong quá trình vận hành.
– So sánh tải trọng thiết kế với tải trọng thực tế. Trong thực tế thi công và quá trình sử dụng công trình, những tải trọng thực tế không hoàn toàn trùng khớp với tải trọng đã tính trong thiết kế.
– Việc thay đổi chức năng của công trình cũng có thể gây ra những thay đổi về tải trọng.
– Sơ đồ tính toán không phù hợp với sơ đồ chịu lực thực tế.
Kiểm tra sai sót trong thi công
– Chứa vật liệu xây dựng quá tải đối với sàn vừa mới thi công.
– Khi thi công mảng tường hồi không chú ý đến tình trạng mất ổn định nên tường có thể bị sụp đổ gây tại nạn.
– Những nội lực phát sinh khi thi công bê tông ứng lực trước.
– Chất lượng thi công không đảm bảo.
– Vật liệu không đúng chủng loại, sử dụng thép có cường độ yếu hơn thiết kế yêu cầu, bê tông không đúng chủng loại, mác bê tông không đạt,…
– Đặt thiếu hoặc sai cốt thép.
– Các liên kết không đảm bảo, mối hàn không đạt chất lượng.
- Thi công công tác hoàn thiện mặt ngoài
Cũng như biện pháp hoàn thiện mà Nhà thầu chúng tôi đã nêu ở phần hoàn thiện, các công tác hoàn thiện mặt ngoài hầu như là vách kính như sau:
13.1. Thi công vách kính khung nhôm
13.1.1. Công tác thi công khung nhôm
13.1.1.1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
+TCVN 5674-1992 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng.
+TCVN 5838-1994 : Nhôm và hợp kim nhôm – Yêu cầu kỹ thuật chung.
+TCVN 5840-1994 : Nhôm và hợp kim nhôm – Sai lệch về kích thước.
+TCVN 330-2004 : Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
13.1.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu
Tất cả vật liệu đã được thể hiện yêu cầu và kèm theo cataloge.
13.1.1.3. Biện pháp thi công
13.1.1.3..1. Gia công
Công tác cắt và dập lỗ
Sau khi có bản vẽ chi tiết các vách kính khung nhôm và cửa (chi tiết các thanh) thanh nhôm sẽ được đưa lên băng chuyền, định vị đồng hồ cho đúng kích thước theo kích thước trong thiết kế mới tiến hành cắt.
Thanh nhôm sau khi cắt sẽ được dập lỗ theo thiết kế, theo cấu tạo của từng loại cửa.
Gia công mép cắt và lỗ dập
– Mép các chi tiết sau khi cắt bằng lưỡi cắt cũng phải gia công cơ khí tương ứng như đã được nêu ở trên. Đặc biệt mép sau khi cắt bằng lưỡi cắt phải nhẵn, không có rìa xờn vượt quá 0.3 mm và không có các vết nứt. Nếu mép cắt và mép dập có độ sờn thì dùng dũa mài lại cho phẳng.
– Mép các chi tiết sau khi được gia công phải nhẵn, độ gồ ghề không quá 0.1 mm.
– Độ sai lệch về kích thước và hình dạng của các mép chi tiết gia công phải tuân thủ theo sự sai lệch cho phép của các bản vẽ chi tiết kết cấu hoặc TCVN 1619 : 1975.
13.1.1.3.2. Bảo vệ thanh nhôm
Các thanh nhôm sau khi được gia công tại xưởng theo đúng thiết kế được dán băng keo bảo vệ và bó thành từng cấu kiện, theo từng chủng loại có đánh số thứ tự và ký hiệu vách lắp đặt tại công trường.
Sau khi nhôm đã tới công trường sẽ được đưa vào kho tạm tại công trình tại các tầng lầu. Các thanh nhôm sẽ được đặt trên các thanh gỗ cứng trên sàn và sắp xếp ngay ngắn theo từng chủng loại.
13.1.1.3.3. Thi công lắp đặt
Trước khi lắp dựng Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra độ chính xác của các bulong, đối với các bulông chịu lực lớn trước khi thi công Nhà thầu chúng tôi đề ra biện pháp kiểm tra và kiểm soát được lực siết theo thiết kế.
Việc lắp ráp Nhà thầu chúng tôi sẽ sử dụng thợ có tay nghề cao đảm nhiệm với công việc đảm bảo chắc chắn, chính xác, mỹ thuật. Nhà thầu chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ độ thẳng đứng, độ phẳng khi lắp ráp bằng máy kinh vĩ và thủy bình, tránh hiện tượng vặn vỏ đỗ hoặc nghiêng.
Mặt nhôm không được trầy xước, sứt sẹo, tỳ vết. Tuyệt đối không được để hồ xi măng hoặc các hoá chất có hại dính bám vào thanh nhôm phá hoại lớp mạ. Tốt nhất là dùng băng keo bảo vệ bọc kín khi thao tác.
Keo silicon dùng trám các khe nối phải là loại tốt, trong suốt, không bị ngả màu vàng khi gặp nắng và nước mưa. Joint cao su phải là loại tốt đồng bộ với sản phảm nhôm ngoại nhập.
13.1.2. Công tác thi công lắp dựng kính
13.1.2.1.Tiêu chuẩn kỹ thuật
+TCVN 7736-2007 : Kính xây dựng – Kính kéo.
+TCVN 7737-2007 : Kính xây dựng – Phương pháp xác định độ xuyên quang, độ phản quang, tổng năng lượng bức xạ mặt trời xuyên qua và độ xuyê bức tử ngoại.
+TCVN 7364-1:2004 : Kính dán an toàn, kính dán nhiều lớp – Thành phần vật liệu.
+TCVN 7364-2:2004 : Kính dán nhiều lớp.
+TCVN 7634-4:2004 : Phương pháp thử độ bền.
+TCVN 7364-5:2004 : Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
+Thông tư 11/2009/TT-BXD : Quy định công tác chất lượng sản phẩm hàng hoá kính xây dựng.
13.1.2.2.Các yêu cầu đối với vật liệu
Kính phải có chứng chỉ chứng nhận hợp quy phù hợp bởi các tổ chức chứng nhận do Bộ xây dựng chỉ định.
Phải có hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Kính phải là kính chính phẩm, không có sóng gợn, không bị mốc và có đô trong suốt tuyệt đối.
Kính dán an toàn nhiều lớp – Đạt các chỉ tiêu chất lượng về:
– Độ bền va đập.
– Độ bền (chịu nhiệt độ cao, chịu ẩm, chịu bức xạ).
13.1.2.3.Biện pháp thi công
Chủng loại kính và chi tiết đệm nẹp kính phải thỏa mãn yêu cầu của thiết kế, những chi tiết bằng thép phải được sơn hoàn chỉnh. Những chi tiết chuyển động ( như bản lề, chốt, v.v…) không được đè tì lên kính và lên kết cấu khung lắp kính. Các chi tiết chôn sẵn phải là thép không rỉ.
Silicol lắp kính phải đủ độ dẻo, cho phép chèn kín và lấp chặt các khe hở giữa kính và khung. Sau khi gắn vào vị trí khung, bề mặt silocol không được có vết rạn nứt. Khi chèn silicol không cần phải ấn mạnh. Độ dẽo và đô mịn của silicol phải dễ miết phẵng và nhẵn tạo đường mạch liên tục không gồ ghề, không dính bệt vào kính hay khung và khi miết không được trượt lên bề mặt kết cấu. Khi kiểm tra đô dẽo của silicol bới lớp miết dày 0.5mm dàn trên bản sắt tây, không được nhỏ hơn 20mm.
Silicol phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định và có nhãn hiệu của nơi sản xuất.
Sản phẩm kính đưa đến công trình phải được gia công sẵn theo đúng kích thứơc đặt hàng hoặc theo thiết kế. Kèm theo sản phẩm kính phải có các loại đệm nẹp định vị. Việc cắt kính do thợ chuyên môn thực hiện. Những sản phẩm kính sau khi cắt phải được đóng kiện theo từng loại kích thước và xếp thành từng bộ.
– Kính đưa tới công trình phải nguyên đai và được vận chuyển vào kho tạm ở công trình. Kính phải được đạt trên giá kính có nệm mút chống trầy, kệ kính phải đặt bằng phẳng trên nền bê tông sàn.
– Kính phải được gắn sâu vào trong rãnh của khung một đoạn bằng ¾ chiều rộng của rảnh. Giữa mặt kính và sườn của rãnh lồng kính phải có một khoang hở ít nhất là 2mm để chèn silicol. Lớp silicol để chèn các khoảng hở nói trên phải liên tục không bị đứt đoạn, miết phẳng nhẵn và không có lớp lồi lõm.
– Các loại kính cần phải được định vị chắc chắn bằng các chi tiết phù hợp với vật liệu và các chi tiết của khung đúng theo hồ sơ thiết kế.
Việc cho phép việc lắp ghép kính có mối ghép ( trong một khoảng kính), kính có vết rạn nứt dài quá 10mm, các vết ố không thể lau rửa sạch, kính có các dị tật và khuyết tật khác… Trừơng hợp khoảng kính lắp có nối ghép, phải thỏa thuận với cán bộ thiết kế công trình.
Kính lắp khung thuộc kết cấu bao che lấy ánh sáng từ bên ngoài vào, ngoài việc bảo đảm định vị chắc chắn và liên kết chặt kính và khung. Các liên kết phải bàng Inox, Silicol sử dụng phải chịu được tác dụng của mưa nắng thường xuyên phải có tính dẽo lớn.
Việc di chuyển và lắp đặt kính phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận bằng tay hay thiết bị có bơm hơi. Khi thi công kính phải đặc biêt chú ý tuân thủ về an toàn lao động. Công tác trát silicol phải có thiết bị bơm nhồi.
Việc nghiệm thu công tác kính chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành các công việc định vị kính, silicol đã khô và khung kính đã hoàn chỉnh.
Nghiêm thu công tác lắp kính. Khi nghiêm thu công tác lắp kính phải thỏa mãn cac yêu cầu sau:
– Rãnh để lắp kính phải đảm bảo kích thước theo thiết kế.
– Chất lượng mạch gắn silicol phải phẵng nhẵn mịn mặt, không có vết nứt, không có vết long khỏi kính và không có khe hở. Trong trường hợp cần thiết phải kiểm tra chất lượng mạch gắn silicol, mạch silicol phải chắc đặc, không có khuyêt tật.
– Đường viền mép của mạch silocol tiếp giáp với kính phải phẳng, song song với gờ rãnh, trên bề mặt kính của mạch gắn, không thấy có phôi silocol vụn lở long ra.
– Các đệm cao su phải ép sát và giữ chặt kính, không có kẻ hở giửa đệm với khung.
– Trên bề mặt kính sau khi lắp xong không được có các vết nứt, vết rạn và các khuyết tật khác.
– Các gối đỡ phải có đệm mềm chống chấn động.
– Trên kêt cấu cũng như trên mặt kính sau khi lắp phải làm sạch, không có vết dính bùn, silicol hay sơn, vết vữa và các vết bẩn dầu mỡ.
- Thi công công tác cấp thoát nước
- Yêu cầu vật liệu
Vật tư đưa vào công trình để thi công được lấy mẫu trình Chủ đầu tư để kiểm tra thống nhất mẫu mã và chủng loại.
Trong quá trình thi công phần cấp thoát nước thường xuyên kiểm tra và kết hợp cùng kỹ thuật A để giải quyết những vấn đề cần thiết trong quá trình thi công.
Các vật tư phụ kiện và thiết bị sử dụng cho công trình đúng như yêu cầu của hồ sơ thiết kế cũng như hồ sơ mời thầu.
- Trình tự thi công
Giai đoạn 1 : Thi công hệ thống ngầm
Giai đoạn 2 : Kiểm tra, thử tải
Giai đoạn 3 : Lắp ráp thiết bị
2.1. Giai đoạn 1 : Thi công hệ thống ngầm
– Phối hợp trong quá trình thi công bê tông, đi đường ống ngầm tại những tuyến cần thiết, các móc sắt liên kết, lỗ thông dầm, sàn, lỗ thoát nước.
– Phối hợp trong công tác xây, đi ngầm đường ống và đường dây ở những tuyến có thể đi được. Những tuyến không đi được thì sau khi tường đủ thời gian đông cứng vữa, tiến hành đục xẻ rãnh trên tường bằng máy kết hợp thủ công để đi đường ống.
– Phối hợp công tác trát, ốp, láng, làm trần, tiến hành luồn ống để đảm bảo hoàn chỉnh trước khi lấp kín.
2.2. Giai đoạn 2 : Kiểm tra, thử tải
– Trước khi lấp kín, tiến hành kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống, nước.
– Lắp van, kiểm tra áp lực đường ống cấp thoát nước.
– Kiểm tra đinh vít cố định, giá đỡ.
– Công tác kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng như máy bơm áp lực.
2.3. Giai đoạn 3 : Lắp ráp thiết bị hoàn thiện
– Sau khi công tác ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 hoàn thành, tiến hành trát, ốp, lát, làm trần lấp kín hệ thống đi ngầm của hệ thống nước.
– Khi công tác hoàn thiện phần xây dựng trong giai đoạn hoàn thiện, đảm bảo hệ thống từng phòng, từng khu, tiến hành lắp các phụ kiện và thiết bị vệ sinh, máy bơm nước và tất cả các công việc còn lại liên quan đúng thời điểm thích hợp cho từng vị trí.
Biện pháp thi công:
Theo quy phạm TCVN 4519 – 1988.
– Đo lấy dấu cân cốt và các thiết bị, xác định vị trí của từng thiết bị.
– Chủng loại vật tư thiết bị phải đúng chủng loại mẫu mã thiết kế và hồ sơ mời thầu.
– Đi phần ống cấp, thoát nước đúng đúng theo tiêu chuẩn thiết kế, hệ thống thoát nằm ngang phải đi với độ dốc => 2% để thoát nước sạch, không đọng lại trên đường ống.
– Các hệ thống thoát nước hạn chế dùng cút góc 90, chỉ dùng cút 135o và Y 135o hạn chế không dùng tê trừ trường hợp cần thiết.
– Các mối nối nhựa dùng keo đặc chủng của ống nhựa theo tiêu chuẩn cảu từng hãng sản xuất như Bình Minh.
– Các trục cấp thoát nước được cố định bằng kẹp thép dẹt gia công mẫu mã theo thực tế của từng vị trí cố định, lắp đặt bằng vít nở, bu lông.
– Các trụ ống thoát nước đều lắp Y và nút kỹ thuật để thông tắc trong quá trình sử dụng.
– Vị trí hộp kỹ thuật các phòng và thông tắc chừa lỗ kỷ thuật có làm lắp đậy sao cho phù hợp với mỹ quan của từng phòng và từng khu vực.
– Những đường ống đi trên trần được cố định bằng vít nở chắc chắn vào bê tông.
– Sau khi thi công xong ống cấp, thoát cô định thì kiểm tra lại và tiến hành thử áp lực của đường ống cấp, thoát nước từng cụm, từng khu vực và toàn bộ công trình.
– Thời gian thử áp lực kiểm tra ít nhất là 15 ngày.
– Sau khi thử áp lực xong phải xả nước để súc rửa đường ống ít nhất là 3 lần, tiến hành lắp đặt thiết bị cho từng khu vực xong phải tiến hành bơm nước thử áp lực để kiểm tra độ khít kín cảu đường ống và các mối nối trong mạng lưới đường ống. Sau khi thử áp lực xong xả nước qua các miệng ống chờ để tẩy sạch các cặn bẩn trong đường ống. Quan sát nước xả cho tới khi thấy nước trong đạt yêu cầu. Giai đoạn tháo cặn bẩn, dùng Clo với liều lượng 5 mml nước cho vào bể, dung dịch Clo được đưa vào đường ống ngâm 24 giờ, sau đó xả nước làm sạch đường ống. Tổ chức nghiệm thu trước khi che khuất.
– Lắp đặt các thiết bị vệ sinh tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, vị trí lắp đặt.
– Các thiết bị vệ sinh phải được xác định đúng chủng loại, màu sắc, phải đồng bộ, đầy đủ các phụ kiện trước khi lắp đặt. Phải trình mẫu cho Chủ đầu tư và Thiết kế duyệt mẫu trước khi đưa vào sử dụng.
– Chậu xí bệt có giăng cao su tại chỗ tiếp xúc với ống thoát. Tất cả các mấu nối giữa các thiết bị vệ sinh phải đảm bảo kín không bị rỉ nước dù là nước cấp hay nước thải.
– Các phễu thu được đặt tại các vị trí quy định, đồng thời đảm bảo là điểm thấp nhất của mặt sàn. Mặt của phễu thu phải thấp hơn mặt viên gạch lát kế cận là 5mm.
– Trước khi bàn giao, Nhà thầu sẽ tiến hành vệ sinh tất cả các xi phông, chậu rửa, vệ sinh lưới tạo bọt của các vòi rửa tránh đọng cát làm giảm áp suất nước. Các phễu thu mặt sàn phải được vét sạch xi măng, sơn, cát đọng quanh phần lõm để đảm bảo tính năng ngăn mùi hôi mà nước vẫn thoát tốt của các phễu thu.
- Thi công nhà bảo vệ, cổng, tường rào
Với các công tác đào, đắp đất Nhà thầu chúng tôi đã nêu ở trên
Trước khi tiến hành đào đất Nhà thầu chúng tôi tiến hành chuẩn bị chu đáo, đủ điều kiện an toàn ở mặt bằng thi công, tiến hành cắm biển bảo những nơi nguy hiểm, trong quá trình thi công ban đêm Nhà thầu chúng tôi đảm bảo có đủ ánh sáng, quy định rõ những đèn tín hiệu, đèn hiệu, dọn sạch những chướng ngại vật có trên mặt bằng. Cây cỏ được phát quang, lớp đất hữu cơ phải bóc và rác thải được dọn sạch rồi vận chuyển ra bãi thải theo quy định ngoài công trình.
Nhà thầu chúng tôi sẽ cho tiến hành trắc đạc lại công trình chuẩn bị thi công. Công tác trắc đạc này nhằm xác định chính xác vị trí cần đào hố móng của công trình. Sau khi trắc đạc xong sẽ cho tiến hành cắm cọc định vị ngay để tiến hành thi công.
Đất sau khi đào một phần được vận chuyển ra khỏi công trường đổ về bãi thải, một phần để lại xung quanh hố móng và các khu đất chưa khởi công để sau này lấp đất hố móng, tôn nền.
Móng sẽ được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở.
Nhà thầu chúng tôi luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.
Sau khi đào và hoàn thiện hố móng xong Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành mời Tư vấn giám sát nghiệm thu, khi được sự đồng ý của Tư vấn giám sát và có nghiệm thu bằng văn bản thì Nhà thầu chúng tôi mới chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.
Trong quá trình thi công đào đất Nhà thầu chúng tôi đảm bảo sẽ thực hiện đúng theo các nguyên tắc sau:
– Khi tiến hành đào đất phải tiến hành đào theo đúng quy định trong bản vẽ về kích thước, vách taluy tránh sạt lở và trượt đất hố đào, hố thu nước đáy móng phải đủ để tiêu nước không gây trượt lở cho hố đào.
– Công tác đào đất nhà thầu chúng tôi sẽ tuân thủ theo TCVN 4447:1987.
Đối với các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông và các hạng mục hoàn thiện cũng được Nhà thầu chúng tôi nêu ở trên.
- Thi công chống mối
Các biện pháp phòng chống mối như sau:
Biện pháp phòng chống mối cục bộ
Phòng chống mối cục bộ để phòng chống mối cánh hàng năm hay thành đàn và xâm nhập vào các điểm như: mạch phòng lún, chân khuôn cửa ở tầng dưới cùng, chân khuôn cửa các nhà vệ sinh,…
Biện phá phòng chống mối toàn diện
Đối với những công trình quan trọng cần thiết phải áp dụng biện pháp phòng mối toàn diện.
Phòng chống mối toàn diện ngoài biện pháp xử lý mạch phòng lún, chân khuôn cửa giống như biện pháp phòng chống mối cục bộ, phải xử lý thêm hai khâu:
+ Tạo một hàng rào hóa chất
Tạo một hàng rào hóa chất xung quanh công trình và xử lý chân tường để phòng chống mối từ công trình lân cận di chuyển vào hoặc là từ các gốc cây cổ thụ gần nhà có bọng mối,..v.v…
Đối với những công trình biệt lập xung quanh sát tường phía ngoài của công trình, đào một hào: sâu 80cm, rộng 40cm, đất đào lên được trộn thuốc phòng mối sau đó lấp lại và nền kĩ.
+ Chân tường
Chân tường xử lý theo phương pháp mao dẫn. Tường có khả năng tự hút nước, lợi dụng khả năng này, có thể đưa lượng thuốc cần thiết vào tường mà không cần khoan.
Sau khi khảo sát thực tế, dựa trên đặc điểm công trình, Nhà thầu chọn phương án thi công phù hợp nhất mà đảm bảo được chất lượng.
– Xử lý diệt mối cho nền đất cũ nơi xây dựng công trình, vách tường công trình liền kề (nếu có).
– Phun thuốc xử lý thành và đáy hố móng trước khi đổ bê tông móng.
– Tạo và xử lý hóa chất phòng chống mối cho hào (hàng rào chống mối) bên trong và/ hoặc bên ngoài công trình.
– Xử lý hóa chất phòng chống mối cho bề mặt nền công trình trước khi đổ bê tông lót.
– Xử lý hóa chất phòng chống mối cho bề mặt sàn các tầng trên trước khi lát sàn.
– Xử lý hóa chất phòng chống mối cho tường, chân tường, khe chống lún, đường đi dây ngầm, ống ngầm trong tường,…
– Xử lý hóa chất phòng chống mối cho các kết cấu gỗ trước khi lắp đặt vào công trình.
- Thi công sân đường
17.1. Đào khuôn nền đường
Sử dụng xe đào, đào đất đến cao trình thiết kế, phần còn lại dùng thủ công để chỉnh sửa hố móng.
17.2. Thi công cấp phối đá dăm
17.2.1. Trình tư: thi công theo phương pháp dây chuyền
– Trắc đạc kiểm tra nghiệm thu trước khi thi công lớp cấp phối.
– Vận chuyển lớp cấp phối.
– San phẳng lớp cấp phối tạo độ dốc ngang, sau mỗi lần rải đều có tưới nước và lu làm cho lớp cấp phối chèn chặt tạo thành kết cấu ổn định và vững chắc.
17.2.2. Công tác thi công cấp phối đá dăm
– Bề mặt trước khi rải vật liệu cấp phối đá dăm sẽ được xử lý đảm bảo các yu cầu về vệ sinh, độ phẳng và độ ổn định.
– Rải vật liệu: Nhà thầu sử dụng máy san tự hành để rải cấp phối đá dăm lớp trên và lớp dưới cho toàn bộ các tuyến đường thi cơng.
– Đầm nén: Sau khi kiểm tra tính đồng đều và độ ẩm vật liệu, sẽ tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu.
Nhà thầu sẽ tổ chức thi công một đoạn rải thử 50-:-100m trước khi triển khai đại trà để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh qui trình v dy chuyền cơng nghệ trên thực tế ở tất cả các khâu như: Chuẩn bị rải và đầm lèn cấp phối đá dăm; kiểm tra chất lương, kiểm tra khả năng thực hiện của các phương tiện, xe máy; bảo dưỡng cấp phối đá dăm sau khi thi công. Việc rải thử được thực hiện dưới sự chứng kiến của kỹ sư Tư vấn giám sát và chủ đầu tư.
- Yêu cầu đối với vật liệu
Vật liệu cấp phối đá dăm phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật trong “Chỉ tiêu kỹ thuật” của hồ sơ mời thầu xây lắp.
- Cơng tc chuẩn bị thi cơng
Lấy mẫu cấp phối đá dăm để kiểm tra chất lượng so với yêu cầu của mục 1 (Thành phần hạt) và tiến hành lấy mẫu thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn để xác định dung trọng khô lớn nhất Ycmax và độ ẩm tốt nhất Wo của cấp phối đá dăm (theo tiêu chuẩn đầm nén cải tiến AASHTO T180).
* Xác đinh hệ số rải (hệ số lèn ép):
Krải=Ycmax.K/yc.t
Trong đó:
Ycmax: dung trọng khô lớn nhất của CPĐD theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn.
K: là độ chặt quy định.
yc.t: dung trọng khô của CPĐD khi chưa lu lèn.
Krải có thể tạm lấy bằng 1,3 và xác định thông qua rải thử.
* Chuẩn bị cc thiết bị phục vụ kiểm tra trong qu trình thi cơng:
– Xúc sắc khống chế bề dày và thước mui luyện.
– Bộ sàng và cân để phân tích thành phần hạt.
– Trang thiết bị xác định độ ẩm của cấp phối đá dăm – Bộ thí nghiệm đương lượng cát (kiểm tra độ bẩn).
– Bộ thí nghiệm rót cát để kiểm tra độ chặt (xác định dung trọng khô sau khi đầm nén).
* Chuẩn bị các thiết bị thi công:
– Ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối đá dăm.
– Trang thiết bị tưới nước ở mọi khâu thi công (xe xi-téc phun nước, bơm có vịi tưới cầm tay, bình tưới thủ công …).
– Dùng máy san tự hành bánh lốp để san rải cấp phối đá dăm, tuyệt đối không được dùng máy ủi để san gạt.
– Các phương tiện đầm nén: Lu bánh sắt 3 – 6 tấn, ngoài lu rung phải cĩ lu tĩnh bnh sắt 8 – 10 tấn.
– Các phương tiện rải lớp nhựa chống thấm (khi lm lớp mĩng trn).
- Chuẩn bị bề mặt
Mặt phẳng trên đó rải lớp cấp phối đá dăm phải được đầm chặt, vững chắc, đồng đều, bằng phẳng và bảo đảm độ dốc ngang, dốc dọc.
Với lớp móng trên nền đất thì nền đất phải được nghiệm thu và được tư vấn giám sát chấp thuận trước khi rải lớp CPĐD.
- Vận chuyển cấp phối đá dăm đến hiện trường
Phải kiểm tra các chỉ tiêu của cấp phối đá dăm trước khi tiếp nhận, vật liệu cấp phối đá dăm phải được Tư vấn giám sát chấp thuận ngay tại cơ sở gia công hoặc bải chứa.
Không được dùng thủ công xúc cấp phối đá dăm hất lên xe, phải dùng máy xúc gầu ngoạm hoặc bánh xúc gầu bánh lốp.
Đến hiện trường xe đổ cấp phối đá dăm đổ thành một số đống nhỏ gần nhau để cự ly gạt ngắn, chiều cao của đáy thùng xe tự đổ khi đổ chỉ được cao trên mặt rải là 0,05m.
- Rải hỗn hợp cốt liệu
Khi san, đổ ẩm cấp phối đá dăm phải bằng độ ẩm tốt nhất Wo hoặc Wo+1, nếu CPĐD chưa đủ ẩm thì phải vừa san vừa tưới thêm nước bằng bình hoa sen hoặc xe xi-tc với vịi phun cầm tay chếch ln để tạo mưa (tránh phun mạnh làm trôi các hạt nhỏ, đồng thời bảo đảm phun đều) hoặc bằng giàn phun nước phía trên bánh lu của xe lu.
Trong qu trình rải cấp phối đá dăm, nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng (tập trung đá cỡ hạt lớn…) thì phải xc đi thay cấp phối mới. Cấm không được bù các cỡ hạt và trộn lại tại chỗ …, nếu có hiện tượng kém bằng phẳng cục bộ thì phải khắc phục ngay bằng chỉnh lại thao tc ny.
Khi thi công 2 lớp cấp phối đá dăm kế liền thì trước khi rải cấp phối đá dăm lớp sau, nhà thầu sẽ tưới ẩm mặt của lớp dưới và phải thi công ngay lớp sau để tránh xe cộ đi lại làm hỏng bề mặt lớp dưới.
- Lu ln chặt
Trước khi tiến hành công tác lu lèn, nếu cấp phối đá dăm chưa đạt độ ẩm thì cĩ thể tưới thêm (tưới nhẹ và đều, không phun mạnh) lượng nước tưới thêm phụ thuộc vào thời tiết khi thi công và phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Trình tự lu: Lu sơ bộ bằng lu bánh sắt 6 – 8 tấn, sau đó dùng lu bánh sắt cỡ 3 – 6 tấn hoặc lu rung 14 tấn ( khi lu rung đạt 25 tấn ), tiếp theo dùng lu bánh lốp loại 2,5 – 4tấn/bnh, sau cng l lu phẳng bằng lu bnh sắt 8 – 10 tấn.
Nếu khơng cĩ lu rung thì cĩ thể dng lu bnh lốp rồi sau cng dng lu bnh sắt loại nặng 10 – 12 tấn để lu chặt.
Trình tự lu nĩi trn được thực hiện với đoạn lu thí điểm, căn cứ chính để xác định trình tự v số lần lu l thơng qua kết quả rải Đoạn thí điểm.
Trong qu trình lu vẫn cần tưói ẩm nhẹ để bù lại lượng nước bốc hơi và nên luôn giữ ẩm bề mặt lớp cấp phối đá dăm khi đang lu lèn.
Yêu cầu về độ chặt: Phải đạt độ chặt theo yêu cầu thiết kế trong cả bề dày lớp. Trong quá trình lu ln phải thường xuyên kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát theo quy định.
Nếu sau khi lớp cấp phối đá dăm đ được đầm lèn có bất kỳ một khoảng nào chưa đạt đến độ chặt và tỷ lệ cấp phối yêu cầu, những khoảng ấy phải được xới lên và sau khi đ bổ sung vật liệu để thi công bù phụ.
Mép đường và mép taluy phải được san gọt sao cho phù hợp với hướng tuyến và kích thước như trong bản vẽ thiết kế và đường nét phải thật phẳng, gọn sạch, kho lo v trn mi taluy khơng cịn vật liệu rời đọng lại.
- Đoạn thí điểm
Trước khi bắt đầu thi công cấp phối đá dăm (lớp base và sub-base). Nhà thầu bố trí một đoạn dài thí điểm theo chỉ định của Tư vấn giám sát . Vật liệu dùng cho đoạn thí điểm là vật liệu mà Nhà thầu sử dụng cho thi công các lớp cấp phối đá dăm (lớp base và sub-base).
Tổ chức thi công thí điểm trên một đoạn dài (80-100m) với toàn bộ vật liệu và thiết bị đ chuẩn bị ở trn. Kết quả thu được từ thi công thí điểm nhằm bổ sung và hoàn thiện cho công nghệ khi thi công đại trà.
Việc thi công thí điểm được tiến hành dưới sự giám sát và chứng kiến của Kỹ sư tư vấn. Nếu khu vực thử nghiệm cho thấy các vật liệu, thiết bị không phù hợp với yêu cầu thì tiến hnh thi cơng khu vực thử nghiệm mới.
- Bảo dưỡng lớp cấp phối đá dăm
Sau khi thi công xong, lớp cấp phối đá dăm đ được đầm chặt phải được bảo dưỡng. Nhà thầu phải lập hàng rào chắn không cho xe cộ qua lại trên lớp cấp phối đá dăm chưa được tưới nhựa thấm. Trước khi tưới thấm nhựa nên thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt CPĐD, không để loại cỡ hạt mịn bốc bụi, việc tưới ẩm phải được tưới vào thời điểm mà Tư vấn giám sát yêu cầu tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết tại thời điểm đó và phải ngừng trước vài ngày, nếu tưới thấm bằng nhựa pha dầu.
Đối với lớp móng trên và trường hợp cần bảo đảm giao thông ngay phải nhanh chóng thì nh thầu chng tơi cĩ thể lm lớp nhựa thấm trn mặt lớp CPĐD.
- Kiểm tra trong qu trình thi cơng
Kiểm tra chất lượng cấp phối đá dăm trước khi rải: Cứ 150m3 hoặc một ca thi công phải kiểm tra cấp phối đá dăm về thành phần hạt, về tỷ lệ hạt dẹt, về chỉ số dẻo. Khi thay đổi mỏ đá hoặc loại đá cấp phối đá dăm phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu của cấp phối đá dăm như đ nu ở trn.Cứ 150m3 hoặc một ca thi cơng phải kiểm tra độ ẩm của cấp phối đá dăm trước khi rải. Kiểm tra độ chặt của lớp cấp phối đá dăm sau khi lu lèn cứ 800m2/1lần kiểm tra. Độ chặt được kiểm tra bằng phương pháp rót cát theo quy trình 22 TCN 13 – 79
- Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
Kiểm tra độ chặt: cứ 7000m2 kiểm tra 3 điểm ngẫu nhiên theo phương pháp rót cát 22 TCN 13-79.
Hệ số độ chặt K kiểm tra phải lớn hơn hoặc hệ số độ chặt thiết kế.
Kiểm tra bề dày kết cấu cấp phối đá dăm, sai số cho phép 5% bề dày thiết kế nhưng không được quá 10mm đối với lớp móng dưới và không quá 5mm đối với lớp móng trên.
Các kích thước khác và độ bằng phẳng: thì cứ 200m di kiểm tra một mặt cắt với sai số như sau:
– Bề rộng sai số cho php ± 0,1%đo bằng máy thuỷ bình chính xc.
– Độ bằng phẳng đo bằng thước đo dài 3m theo TCN 16 – 79, khe hở lớn nhất dưới thước không vượt quá 10mm đối với lớp móng dưới và không quá 5mm đối với lớp móng trên.
Sau khi thi công hoàn chỉnh lớp cấp phối đá dăm loại II dày 22cm, được Tư vấn giám sát chấp thuận và ký bin bản nghiệm thu Nhà thầu mới được phép chuyển bước thi công lớp móng cấp phối đá dăm loại I.
Các điểm cần chú ý khi thi công cấp phối đá dăm.
– Trắc đạc kiểm tra nghiệm thu từng lớp cấp phối cũng như độ chặt của từng lớp.
– Sau khi có kết quả kiểm tra đạt độ chặt theo thiết kế mới được tiến hành thi công lớp sau.
Trong quá trình thi công nền đường phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ dốc dọc của lòng đường bằng máy đo đạc, đồng thời phải kiểm tra hình dạng lòng đường bằng thước mẫu cũng như kiểm tra kích thước và độ bằng phẳng của lòng đường (Sai số cho phép lấy theo qui trình).
Trong quá trình thi công nền đường cần đặc biệt chú ý các biện pháp thoát nước tạm thời không để nước đọng lại trong nền đường.
Trước khi san vật liệu cần tiến hành xem xét các đóng vật liệu đã đạt độ ẩm nhiều hơn độ ẩm tốt nhất một chút (tuỳ theo tình hình thời tiết và thời gian bắt đầu lu) để khi lu lèn vật liệu có độ ẩm tốt nhất.
– Các yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn: Trước khi thi công mặt đường hoàn thiện để đảm bảo mặt đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và không có các sự cố kỹ thuật đáng tiếc xảy ra mặt đường phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng.
– Về độ chặt nền hạ: Đây là yếu tố quan trọng quyết định độ bền vững của mặt đường. Độ chặt của mặt đường phải đồng nhất để đường không bị phá hoại cục bộ khi sử dụng dẫn đến phá hoại toàn bộ mặt đường xung quanh. Nếu phát hiện vị trí nào không đạt độ chặt phải tiến hành sửa chữa ngay. Khi nào mặt đường hoàn toàn thỏa mãn điều kiện này mới tiến hành công tác kiểm tra tiếp theo.
– Về độ ẩm nền hạ: Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định độ bám dính của lớp nền hạ & bê tông nhựa. Nếu nền hạ quá độ ẩm cho phép sau khi ép nhựa lên mặt đường, nước trong nền hạ bốc hơi lên gặp lớp nhựa này cản lại sẽ tạo ra một lớp nước giữa mặt nền hạ & lớp nhựa làm cho 2 lớp này không bám dính với nhau (Kết cấu đường không tạo thành một khối thống nhất & mặt đường mau bị bóc tách ra khỏi nền hạ khi sữ dụng).
– Vệ sinh mặt đường: Trước khi ép nhựa dùng máy nén khí vệ sinh mặt đường bao gồm thổi bụi, sỏi đá nhỏ không bám dính mặt nền để tạo điều kiện tốt nhất cho sự bám dính giữa lớp bê tông nhựa và nền hạ.